Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm

Giang Bùi, Theo Helino 00:10 10/09/2019

Câu chuyện bi thương về cô gái trẻ Sally Horner khiến người ta gợi nhớ tới cuộc đời của nhân vật Lolita trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vladimir Nabokov.

Năm 1955, nhà văn người Nga nổi tiếng Vladimir Nabokov đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Lolita tốn bao nhiêu giấy mực của báo giới và các nhà phê bình. Câu chuyện của Lolita xoay quanh hai nhân vật: Cô bé Dolores xinh đẹp đang ở tuổi dậy thì và người đàn ông trung niên Humbert. Ông giam cầm Dolores bằng cách đưa cô bé đi khắp nơi bằng xe hơi, tuy nhiên chuyện này không kéo dài lâu và Dolores đã thành công thoát khỏi Humbert. Mặc dù đã tìm lại được tự do, Dolores vẫn gặp khó khăn trong việc trang trải cuộc sống của mình. 

Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm - Ảnh 1.

Cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim.

Nhà văn Nabokov đã nói rằng, cuốn tiểu thuyết của ông lấy cảm hứng từ một câu chuyện của Nga. Nhưng rất trùng hợp là trong quá khứ, đã có vụ việc bé gái bị bắt cóc bởi một người đàn ông trung niên có tình tiết giống như trong tác phẩm của Nabokov. Vào thập niên 40 ở nước Mỹ, cô bé 11 tuổi Sally Horner, đã bị một kẻ lạ mặt tự xưng là nhân viên FBI bắt cóc, giam giữ và lạm dụng trong suốt 2 năm liền.

Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm - Ảnh 2.

Câu chuyện cuộc đời của Sally Horner khiến người ta gợi nhớ tới nhân vật Lolita trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nabokov.

Nàng Lolita ngoài đời thực

Florence "Sally" Horner sống với người mẹ góa bụa và một chị gái lớn tại Camden, nơi mẹ cô phải làm công việc may vá hàng giờ liền để nuôi sống gia đình. Mùa xuân năm 1948, Sally chấp nhận lời thách thức của nhóm các cô gái nổi tiếng trong trường đi đánh cắp một cuốn sổ tay từ cửa hàng sách. Bạn bè của Sally nói rằng, việc này rất đơn giản và chắc chắn không bị bắt.

Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm - Ảnh 3.

Sally Horner

Vì đây là lần đầu ăn trộm nên Sally đã bị một người đàn ông lạ mặt phát hiện. Ông ta tự xưng là nhân viên của FBI và tuôn ra một đống điều luật khác nhau khiến Sally vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên, thay vì đưa Sally tới đồn cảnh sát thì hắn ta chỉ yêu cầu cô bé tới gặp hắn ta thường xuyên để "kiểm tra tâm lý". Sally nhanh chóng đồng ý không chút do dự và trở về nhà. 

Vài ngày sau, khi Sally đang trở về nhà từ trường thì cô bị gã đàn ông ở nhà sách hôm nọ chặn đường. Ông ta tự xưng là Frank LaSalle và bắt Sally phải đi theo mình tới thành phố Atlanta nếu không thì cô sẽ bị gửi vào trường cải tạo. Quá lo sợ, Sally nói dối mẹ rằng cô đi nghỉ mát với lớp. Sally bé nhỏ không hề biết về thân thế thực sự của người đàn ông này. LaSalle vốn là một thợ cơ khí 50 tuổi, từng kết hôn, ngồi tù, có tiền án bạo lực và hiếp dâm các bé gái 12, 14 tuổi. Trong suốt hành trình đi từ nơi này tới nơi khác, LaSalle luôn nhận mình là bố của Sally.

Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm - Ảnh 4.

Frank LaSalle

Về phần mẹ của Sally, bà đã tin tưởng giao con gái mình cho một người đàn ông mà Sally nói đó là cha của một người bạn đã mời cô đến nghỉ tại bờ biển Jersey. LaSalle xuất hiện với vẻ ngoài vô cùng lịch sự và quyến rũ, hắn ta giải thích rằng mình và vợ có phòng trống cho Sally trong căn biệt thự cạnh bãi biển. Bà Ella không ngờ, đó là lần cuối cùng bà nhìn thấy con gái mình.

Khi Sally và "bố" cô đến Dallas, một người hàng xóm tên là Ruth Janisch đã nhận thấy có điều gì đó bất thường trong mối quan hệ bố - con này. Anh này cố gắng tiếp cận Sally nhưng do quá lo sợ vụ ăn cắp bị bại lộ nên Sally đã lảng tránh Ruth. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi Ruth chuyển nhà đến San Jose và gửi thư cho LaSalle rằng ở đây có rất nhiều việc. Trong lúc ông ta đi tìm việc, anh đã giải cứu thành công Sally.

Vụ việc đã trở thành chủ đề nóng cho mọi phương tiện truyền thông vào thời điểm đó. Tên của Sally Horner và hình ảnh cô bé 13 tuổi đoàn tụ với mẹ ruột tràn ngập các mặt báo. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vụ án của Sally. Nhiều người thì thương xót cho Sally khi cô bé còn quá nhỏ tuổi nhưng đã bị bắt cóc, lạm dụng suốt 2 năm trời. Nhưng cũng có nhiều người lại lên án cô bé vì tuổi còn nhỏ mà đã đi ăn trộm ăn cắp, nói dối mẹ để đi với người lạ. Về phần LaSalle, hắn đã bị bắt tại New Jersey và bị kết án 41 năm tù. Đến năm 1966, hắn ta đã qua đời khi đang ở trong tù do chứng xơ vữa động mạch. 

Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm - Ảnh 5.

Một tờ báo đưa tin về vụ việc.

Bị bắt cóc vào năm 1948, Sally được cứu 2 năm sau vào mùa xuân năm 1950, nhưng cô đã qua đời cũng chỉ 2 năm sau đó trong một tai nạn giao thông ở tuổi 15. LaSalle thậm chí còn gửi hoa đến gia đình Horner nhưng họ từ chối nhận. Đây cũng là lần duy nhất LaSalle cố gắng liên lạc sau khi bị kết án.

Vụ án nổi tiếng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác 

Bên cạnh cuốn tiểu thuyết Lolita có nội dung rất giống với cuộc đời của Sally Horner thì vào ngày kỷ niệm 70 năm vụ án nổi tiếng này, cũng đã có hai cuốn sách mới được xuất bản là  Rust & Stardust của T. Greenwood và The Real Lolita của Sarah Weinman. Mặc dù Nabokov từng nói rằng cuốn tiểu thuyết của mình được lấy cảm hứng từ một câu chuyện của Nga và chưa bao giờ thừa nhận vai trò của Sally trong Lolita, nhưng trong trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, ông đã để nhân vật Humbert nhắc tới Sally. Hơn 50 năm sau khi cuốn tiểu thuyết Lolita ra đời, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được mối liên hệ giữa cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và vụ án chấn động này.

Chuyện nàng Lolita đời thực: Bị người đàn ông trung niên giam giữ, lạm dụng suốt 2 năm trời, đến khi tìm được tự do lại qua đời thương tâm - Ảnh 6.

Cuốn "The Real Lolita" của Sarah Weinman.

(Theo Medium)