Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017

Minh Nhân - Ảnh: Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 07:05 26/12/2017

Năm 2017 sắp đi qua, hãy cùng nhìn lại một năm Sài Gòn khoác lên mình những màu áo mới. Đó là những công trình, dự án tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của thành phố.

Cầu vượt hàng trăm tỷ xóa "điểm đen" ùn tắc tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất

Năm 2017 chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cây cầu vượt phục vụ thông xe tại "điểm đen" ùn tắc cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. Với mức đầu tư lên tới 500 tỷ đồng, cầu vượt thép Nguyễn Kiêm - Hoàng Minh Giám được kỳ vọng sẽ "giải cứu" tình trạng kẹt xe tại cửa ngõ. Nhánh cầu này gồm 10 nhịp dầm hộp thép liên hợp, mặt cầu bê tông khởi công ngày 3/9, hoàn thành sau 2,5 tháng thi công.

Cầu vượt thép Nguyễn Kiêm - Hoàng Minh Giám thuộc hệ thống cầu vượt hình chữ N, bắc qua vòng xoay Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận). Từ thời điểm chính thức thông xe, cuộc sống của người dân bớt mệt mỏi hơn trước.

Bên cạnh đó, Sở GTVT thành phố cũng đã chính thức đưa vào sử dụng cầu vượt chữ Y trên đường Trường Sơn dẫn trực tiếp vào cổng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình). Như vậy sau 5 tháng thi công, công trình này có tổng mức đầu tư là 240 tỷ đồng chấm dứt tình cảnh hành khách xuống xe kéo vali chạy bộ như trước đây.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 2.

Cầu vượt được thiết kế theo hình chữ Y, gồm 2 nhánh dẫn vào hai ga quốc tế (dài hơn 300m) và ga quốc nội (dài hơn 150m).

Công trình có mức đầu tư hơn 240 tỷ đồng được hoàn thành sớm để thực hiện nhiệm vụ giải cứu kẹt xe trước cổng sân bay.

Thuận Kiều Plaza "hồi sinh" sau 20 năm bị bỏ hoang với những lời đồn đoán rùng rợn

Sau 20 năm bị bỏ hoang cùng những lời đồn đoán ma mị rùng rợn, Thuận Kiều Plaza - một trong những trung tâm thương mại đầu tiên của Sài Gòn đã chính thức "hồi sinh". Tòa cao ốc từng được ví như "3 cây nhang" trở lại đầy thành công với tên gọi mới The Garden Mall sầm uất đến bất ngờ.

Ngoài việc kéo theo nhiều thương hiệu nổi tiếng đến mở cửa hàng kinh doanh, Thuận Kiều Plaza cũng mang lại nhiều sự đổi mới khi những chiếc xe lam cũ ngày xưa được tận dụng để buôn bán.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 4.

Thuận Kiều Plaza khoác lên mình màu xanh lá mát mắt và nổi bật, đánh dấu cú "lột xác" quá mức thành công.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 5.

Những chiếc xe lam 3 bánh treo lủng lẳng quần áo khiến nhiều người thích thú bên trong Thuận Kiều Plaza.

Tàu buýt sông - Một loại hình giao thông công cộng hoàn toàn mới

Sau nhiều lần "thai nghén" thì sáng 25/11, Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư buýt đường thủy) phối hợp cùng Sở GTVT TP.HCM chính thức đưa vào vận hành khai thác tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng, quận 1 - Linh Đông, quận Thủ Đức).

Sự ra đời của tuyến buýt đường sông được đánh giá như một bước ngoặt trong việc phát triển du lịch đường thủy tại Sài Gòn. Đồng thời khuyến khích người dân sử dụng để giảm ùn tắc giao thông đường bộ hiện quá tải; tạo đa dạng loại hình giao thông công cộng.

Đúng ngày khai trương, người dân hồi hộp xen lẫn phấn khởi đã đến sớm chờ được đi buýt đường sông đầu tiên ở Sài Gòn. Đi trên tàu, nhìn về phía các tòa nhà cao tầng, nhiều người ngỡ như đang ở nước ngoài.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 6.

Toàn cảnh bến buýt đường sông lớn nhất Sài Gòn hiện tại.

Người dân Sài Gòn hào hứng khi lần đầu được trải nghiệm du ngoạn bằng tuyến buýt đường sông.

Phố Tây Bùi Viện được "nâng cấp" thành phố đi bộ thứ 2 của Sài Gòn

Tối 20/8, phố đi bộ Bùi Viện (đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão) chính thức khai trương, đi vào hoạt động sau nhiều lần "lỡ hẹn" với sự tham gia của hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài nước.

Trong khoảng thời gian từ 19h đến 2h sáng hôm sau vào thứ 7 và chủ nhật, cơ quan chức năng tiến hành cấm các phương tiện giao thông trên đường Bùi Viện, từ đó trả không gian đi bộ, vui chơi, giải trí cho người dân. Dọc hai đường, các quán ăn vừa và nhỏ chấp hành nghiêm việc bày bán ẩm thực, nước uống trên vỉa hè, để lòng đường cho người đi bộ.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 8.

Lối vào phố đi bộ Bùi Viện đã được thiết kế cổng chào hình chiếc nón.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 9.

Nhìn từ trên cao, phố Bùi Viện nhộn nhịp và náo nhiệt vì hàng nghìn người đã đổ về đây vui chơi vào buổi tối.

Hàng nghìn người dân và du khách ùn ùn đổ về phố đi bộ Bùi Viện trong ngày khai trương.

Độc đáo phố "hàng rong trên vỉa hè" ở trung tâm Sài Gòn

Tưởng chừng sẽ "chết yểu" như nhiều người dự đoán, tuy nhiên sau nhiều tháng khai trương phố hàng rong có sử dụng vỉa hè ở Trung tâm Sài Gòn vẫn luôn nhộn nhịp. Vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm (cạnh Nhà văn hóa Thanh niên) và công viên Bách Tùng Diệp được đưa vào thí điểm mô hình bán hàng độc đáo này.

Từ khi khai trương, ẩm thực tại đây cũng rất đa dạng với các loại món ăn và thức uống để khách thoải mái lựa chọn. Giá bán khá bình dân, thậm chí rẻ hơn so với bên ngoài, dao động từ 10.000 - 30.000 đồng/đĩa hoặc hộp mang đi, thức uống cũng tương tự.

Theo ghi nhận, không chỉ người bán hàng mà cả những vị khách đều rất phấn khởi, tranh thủ thời gian trải nghiệm mô hình kinh doanh mới.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 11.

Đường Nguyễn Văn Chiêm có vỉa hè rộng nên được chọn làm nơi thí điểm phố hàng rong hợp pháp đầu tiên ở trung tâm Sài Gòn.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 12.

Buôn bán rất đắt hàng, nhiều quán tại phố hàng rong luôn trong tình trạng tất bật, chuẩn bị đồ ăn thức uống cho khách.

Phố hàng rong tại công viên Bách Tùng Diệp vẫn luôn tấp nập như những ngày đầu mới khai trương.

Siêu "quái vật" hút nước chống ngập ở Sài Gòn chỉ sau 15 phút

Tối ngày 25/10, Trung tâm chống ngập TP. HCM (đơn vị quản lý cống thoát nước) chính thức bàn giao hệ thống cống thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) cho chủ đầu tư siêu máy bơm chống ngập trên tuyến đường này.

Siêu máy bơm thông minh được xem như "quái vật" hút nước sau khoảng 15 phút vận hành. Việc trong thời gian khá ngắn, siêu máy bơm đã hút sạch nước khiến nhiều người cũng rất bất ngờ. Hầu hết người dân đều đánh giá cao sự hiệu quả của siêu máy bơm chống ngập này và hy vọng trong thời gian tới con đường sẽ không còn ngập nước kéo dài nữa.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 14.

Toàn cảnh máy bơm nước thông minh, vừa hút nước vừa xử lý rác thải.

6 công trình chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn

Dự án chống ngập ở TP. HCM có xét đến yếu tố khí hậu (giai đoạn 1) gồm tất cả 6 công trình: cống Bến Nghé, cống Cây Khô, cống Mương Chuối, cống Phú Định, cống Phú Xuân và cống Tân Thuận. Dự án do Công ty Trung Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư kỷ lục lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

Theo chủ đầu tư, hiện tại dự án công trình chống ngập đã đạt trên 37% khối lượng thi công, số còn lại là xây lắp và tiến độ sẽ nhanh hơn vì làm trên mặt nước.

Sau khi hoàn thành, công trình chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ngập do mưa và triều cường cho diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân trong vùng dự án.

Chùm ảnh: 7 công trình ấn tượng thay đổi diện mạo, đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn trong năm 2017 - Ảnh 15.

Các hạng mục chính của cống Bến Nghé gồm: thủy công đập ngăn nước; kết cấu cửa van điều tiết nước và thiết bị điều khiển; kết cấu nối tiếp hai bờ; khu quản lý công trình; kết cấu kè bảo vệ phía hạ lưu công trình.

Hiện công trình vẫn đang gấp rút hoàn thiện đúng tiến độ, thậm chí trước kế hoạch để giải quyết tình trạng ngập lụt ở Sài Gòn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày