Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn

Long Quyền, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 08/01/2020

Việc cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và xử phạt quyết liệt người vi phạm khiến lượng khách tại các nhà hàng, quán nhậu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Một số nhà hàng, quán nhậu lớn tại Hà Nội, lượng khách giảm xuống chỉ còn 1/10 so với trước.

Kể từ ngày 1/1/2020, luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đã chính thức có hiệu lực. Cụ thể, tất cả những người tham gia giao thông đều không được phép sử dụng rượu bia. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm, đồng thời phải chịu xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 1.

Việc xử phạt nghiêm minh theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành đã làm nhiều người dân ý thức hơn trong việc sử dụng rượu bia.

Sau khi nghị định mới được ban hành, lực lượng CSGT đã xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Việc xử phạt nghiêm minh theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành đã làm nhiều người dân ý thức hơn trong việc sử dụng rượu bia.

Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 7/1, hiện đa số các nhà hàng, quán nhậu đều có lượng khách giảm. Thậm chí ngay cả vào giờ tan tầm ở một số nhà hàng lớn, lượng khách cũng giảm chỉ còn 1/10 so với trước đây.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 2.
Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 3.

Một quán bia lớn trên đường Lê Quang Đạo, (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vắng lặng sau khi nghị định mới được ban hành.

Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Điệu (56 tuổi), đại diện tại một quán bia lớn trên đường Lê Quang Đạo (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, kể từ khi nghị định mới về phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, lượng khách tại nhà hàng giảm khoảng 80% so với trước đây.

"Tôi làm phụ trách tiếp khách nên tôi cảm nhận rất rõ, trước đây hầu như quán luôn chật kín khách, đặc biệt là vào giờ tan tầm nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây thì lượng khách giảm quá lớn. Không chỉ riêng quán này mà tất cả các quán mà tôi quen biết đều bị giảm mạnh", ông Điệu cho biết.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 4.

Dù vào giờ tan tầm nhưng "số lượng nhân viên tại nhà hàng còn đông hơn khách hàng".

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 5.
Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 6.

Theo ông Nguyễn Văn Điệu, lượng khách tại nhà hàng nơi ông quản lý giảm khoảng 80% so với trước đây.

Trước tình trạng trên, nhà hàng này cũng đã tính đến việc liên kết và chuẩn bị những dịch vụ như đưa đón khách nhậu về nhà nếu cần. Chuẩn bị sẵn nơi để xe cho khách hàng sau khi sử dụng rượu bia không thể điều khiển.

"Tôi cũng chỉ là làm công ăn lương nhưng thật ra nghề nào cũng là nghề, nay nhìn cửa hàng vắng khách tôi cũng xót ruột, chủ nhà hàng không vui mà chúng tôi cũng không vui vẻ gì", ông Điệu nói.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 7.
Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 8.

Bãi để xe rộng lớn trước đây luôn chật kín nhưng nay chỉ còn lác đác vài xe.

Cũng trong tình trạng ế ẩm khách hàng kể từ sau khi nghị định mới được ban hành, anh Phạm Ngọc Từ (SN 1976), đại diện một nhà hàng ăn nhậu lớn trên đường Trần Thái Tông, (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, khoảng 1 tuần trở lại đây, lượng khách hàng giảm mạnh chỉ còn 1/10 so với trước đây.

"Kể từ sau khi nghị định mới được ban hành thì lượng khách của nhà hàng giảm đi chỉ còn khoảng 1/10 so với trước. Trước đây những ngày mùa đông thông thường khách hàng có khoảng 300 khách nhưng 1 tuần trở lại đây lượng khách chỉ còn khoảng 30 – 40 người. Nhiều khách hàng ở quán hiện tại là họ đã đặt bàn trước từ lâu rồi chứ khách mới thì quá ít", anh Từ cho biết.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 9.

Quán bia lớn trên đường Trần Thái Tông, (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh vắng khách.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 10.

Nhà hàng trước đây luôn chật cứng nhưng nay chỉ còn vài vị khách trong quán rộng lớn.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 11.

Lượng khách hàng giảm 1/10 so với trước đây.

Trước tình trạng khách giảm mạnh, phía nhà hàng này cũng đã có phương hướng kết hợp với các dịch vụ như đưa khách uống rượu say về nhà, đồng thời chuẩn bị thêm một khu vực để xe lớn để khách hàng gửi lại xe qua đêm sau khi uống rượu, bia.

"Nhà hàng cũng tính đến phương án chuẩn bị 10 nhân viên chuyên đưa khách về nhà và 2 nhân viên chuyên điều khiển ô tô về cho khách. Tất cả những dịch vụ này nhà hàng sẽ chi trả cho nhân viên và khách hàng được miễn phí. Nhưng tính thì là tính như thế chứ tình trạng như hiện giờ thì cũng không có khách mà đưa về", anh Từ chia sẻ.

Chủ nhà hàng, quán nhậu “kêu trời” khi nhân viên còn đông hơn khách sau nghị định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn - Ảnh 12.

Hầu hết các quán ăn nhậu đều vắng khách.

Ghi nhận vào khoảng 19h cùng ngày, hầu hết các nhà hàng, quán nhậu tại khu vực quận Nam Từ Liêm, quận Cầu Giấy, (Hà Nội) cũng đều vắng khách.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-1-2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt nặng. Mức xử phạt cao nhất (khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở) đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 nghìn đồng.