Chơi tàu lượn siêu tốc, chàng trai 20 tuổi bị tràn khí màng phổi, suýt nổ tung lồng ngực

Gà, Theo Helino 09:11 22/08/2019

Xung quanh chúng ta có quá nhiều thứ nguy hiểm, và đôi khi nó cũng có thể đến từ chính những trò chơi mạo hiểm trên không mà chúng ta chẳng ngờ đến.

Kevin Perry (20 tuổi) là một chàng DJ trẻ đang sinh sống tại phía Tây thủ đô Belfast (Anh). Trong kỳ nghỉ tới vùng Salou (Tây Ban Nha) vừa qua, Kevin đã chơi tàu lượn siêu tốc với vận tốc 125mph (55,88m/s). Vì áp suất trên không quá lớn, khi chơi trò chơi này xong, Kevin bước xuống với dáng vẻ rất sợ hãi, có cảm giác như lồng ngực muốn nổ tung ra.

Sau đó, Kevin có cảm giác chóng mặt, đau tức ngực nên đã báo với gia đình sẽ quay trở về phòng nghỉ ngơi sớm. Tuy nhiên, khi mẹ cậu bước vào phòng thăm con, bà phát hiện thấy xung quanh Kevin, từ chăn gối đến ga giường thấm đầy máu. Thậm chí, bà còn nhìn thấy những cục máu nhỏ xuất hiện tại nơi Kevin đang nằm. Ngay lập tức, bà hét to lên và chạy đến gọi con trai tỉnh lại. Người nhà của Kevin đưa cậu vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó.

Mọi người trong gia đình Kevin đều rất sợ hãi khi chứng kiến tình cảnh vừa rồi. Sau khi có kết quả, bác sĩ chẩn đoán Kevin đã bị tràn khí màng phổi và cần phải tiến hành 2 ca phẫu thuật để cứu sống tính mạng ngay.

Chơi tàu lượn siêu tốc: chàng trai 20 tuổi bị tràn khí màng phổi, suýt nổ tung lồng ngực - Ảnh 2.

Kevin chia sẻ: "Tôi đã thật sự hoảng loạn và vô cùng đau đớn, ngực tôi căng phồng đến nỗi bác sĩ nói rằng áp lực có thể khiến tim tôi nổ tung. Nghe những điều đó, tôi càng thêm lo sợ".

Chơi tàu lượn siêu tốc: chàng trai 20 tuổi bị tràn khí màng phổi, suýt nổ tung lồng ngực - Ảnh 3.

Sau 5 ngày liên tiếp trải qua 2 ca phẫu thuật, thật may là sức khỏe của Kevin đã dần ổn định trở lại. Qua sự việc lần này, Kevin không bao giờ dám thử các trò chơi mạo hiểm khác thêm lần nào nữa.

Chơi tàu lượn siêu tốc: chàng trai 20 tuổi bị tràn khí màng phổi, suýt nổ tung lồng ngực - Ảnh 4.

Tác động sức khỏe từ những trò chơi mạo hiểm lên cơ thể

Khi tham gia vào những trò chơi cảm giác mạnh, cơ thể của chúng ta sẽ phải chịu một luồng áp lực lớn hơn bình thường. Có một số trò chơi sẽ khiến cơ thể thay đổi vị trí, dồn trọng lực đột ngột, từ đó khiến cơ thể mất thăng bằng và giảm khả năng điều chỉnh trọng lượng. Đồng thời, sự đổi hướng quá nhiều sẽ kích thích tim phải hoạt động nhanh để bơm máu lên não, dẫn đến hiện tượng máu tụ dưới màng cứng, ảnh hưởng không tốt lên hệ tim mạch. Đặc biệt, những người có bệnh nội khoa như hen phế quản, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não không nên tham gia những trò chơi mạo hiểm này.

Chơi tàu lượn siêu tốc: chàng trai 20 tuổi bị tràn khí màng phổi, suýt nổ tung lồng ngực - Ảnh 5.

Ngoài ra, tốc độ nhanh của những trò chơi này còn gây ảnh hưởng không tốt đến tai. Khi môi trường thay đổi áp suất đột ngột, tai sẽ gặp chấn động và thính lực dễ bị suy giảm sau mỗi lần chơi. Một nghiên cứu đến từ bệnh viện Henry Ford (Mỹ) còn cho thấy, đa số những người tham gia trò chơi cảm giác mạnh đều có xu hướng không nghe rõ người khác nói trong những ngày sau đó.

Một vài điều cần lưu ý trước khi tham gia chơi những trò mạo hiểm trên cao:

- Khởi động các cơ trước khi bắt đầu chơi, tránh tình trạng cơ thể chưa xử lý kịp trong môi trường thay đổi áp suất đột ngột.

- Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định được đề ra trong mỗi trò chơi.

- Chọn những khu vui chơi uy tín, có trang thiết bị chắc chắn và đội cứu hộ thường trực để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Uống đủ nước và nạp năng lượng trước khi chơi bằng những món ăn nhẹ.

- Chơi vừa sức, không gồng ép cơ thể mình phải chơi liên tục.

- Hãy để ý xem cơ thể của mình đang ở trạng thái thế nào. Nếu có vấn đề về tim mạch hay tâm lý, bạn tuyệt đối không nên tham gia những trò chơi này.

Source (Nguồn): The Sun, Daily Star