Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ

Cú Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 17:00 28/04/2016

Cuộc sống, luôn như vậy, là những sự đánh đổi. Sự phát triển của công nghệ đang mang lại nhiều tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta.

Công nghệ đang phát triển như vũ bão. Chỉ xét riêng loại thiết bị điện thoại thông minh, nhiều trang công nghệ đưa ra dự đoán cho tới năm 2018, lượng máy bán ra sẽ tương đương một nửa dân số thế giới. Xu hướng này sẽ có tác động không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta, nhìn từ góc độ môi trường sống.

Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 1.

Hình ảnh mà bạn đang thấy được chụp tại một bãi đốt ở Agbogbloshie, Ghana. Công nhân tại đây tiến hành đốt dây điện để lấy đồng, không ít trong số đó có thể được sử dụng để thực hiện những chiếc smartphone mà bạn đang cầm trong tay.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 2.

Người dân Congo tìm vàng để sản xuất bảng mạch cho smartphone và laptop.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 5.

Đây là mỏ khai thác đồng lộ thiên sâu nhất thế giới có tên Bingham Canyon Mine ở Utah. Tại đây, người ta cũng đang tích cực khai thác đồng cho những mục đích như sản xuất laptop hay cáp USB đối với smartphone. Nếu mỏ lộ thiên này là một sân vận động, nó đủ sức chứa 9 triệu người.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 7.

Berkeley Pit là một mỏ đồng rộng 1,5 dặm tọa lạc ở vùng ngoại ô Butte, Montana nơi đồng, vàng, bạc và các kim loại quý khác được khai thác. Mỏ khai thác này rộng đến mức cuối cùng nó đã trở thành một nơi chứa nước mưa. Kết hợp với các kim loại và hóa chất sử dụng trong khai thác, Berkeley Pit về sau biến thành một hồ nước khổng lồ và nhiễm độc.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 9.

Mỏ đồng và vàng khổng lồ ở Malaysia này cũng cung cấp kim loại cho các nhà sản xuất điện thoại. Trong trường hợp bạn chưa biết, vàng cũng được sử dụng trong các bảng mạch và là chất bán dẫn trong smartphone. Mỏ khai thác này thuộc sở hữu của Newmont Mining Corp.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 11.

Newmont Mining Corp. từng bị cáo buộc đã thải thủy ngân và chất asen ra khu vực vịnh Buyat của Indonesia, để lại những tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân tại đây. Tuy nhiên, tập đoàn này đã lên tiếng phủ nhận sau đó. Trong hình là khối u trên lưng một người phụ nữ địa phương có tên Nabiha Shahab Jania Ompu.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 13.

Tính đến năm 2012, rác thải điện tử đã đạt đến con số 48,9 triệu tấn và không có dấu hiệu giảm. Dự đoán, đến năm 2017, con số này sẽ chạm mốc 60 triệu tấn. Nếu không được xử lý đúng quy cách, đây sẽ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 15.

Rác thải điện tử trên một đường phố tại Ấn Độ.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 17.

Kể từ những năm 80 của thế kỉ trước, thành phố Guiyu, Trung Quốc đã được xem là một "điểm đến" của rác thải điện tử. Tại đây, có khoảng hơn 5.500 hộ gia đình làm nghề "xử lý" rác thải điện tử. Theo CNN, thành phố Guiyu xử lý khoảng 1,5 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm, thu về 75 triệu USD. 80% lượng rác thải này đến từ nước ngoài.


Chiếc điện thoại bạn vừa bỏ đi đang góp phần biến trái đất thành núi rác khổng lồ - Ảnh 19.

Rác thải điện tử được "tái chế" bằng cách bóc tách những nguyên liệu bên trong nó. Trong hình là một em bé sống ở Guiyu đang xử lý một ổ cứng máy tính.

(Tham khảo: MIC)