Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày...

Thu Hường, Theo Trí Thức Trẻ 00:05 27/07/2016

6 năm qua, từ khi còn là cậu học sinh cấp 3 đến khi vào đại học, Tuấn Anh luôn có chị gái đồng hành. "Lớn lên trên lưng chị" như là thứ động lực để Tuấn Anh có thái độ sống tích cực và cố gắng hơn mỗi ngày.

Khi gặp Trần Tuấn Anh (SN 1997, sinh viên năm thứ 2 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội), tôi chỉ có một thắc mắc là làm thế nào mà một chàng trai mang bệnh nặng nhưng vẫn luôn vui sống từng ngày như thế? Trên gương mặt Tuấn Anh lúc nào cũng nở nụ cười rất tươi, tràn đầy hạnh phúc và năng lượng.

Tuấn Anh bị teo cơ ở phần đùi, bắp chân phình to, dù cả hai chân đều lành lặn, không mất đi cảm giác nhưng giờ đây, chúng đã chẳng thể giúp cậu đứng lên, đi lại như người bình thường. Tôi chợt nghĩ, nếu một ngày mình lâm vào hoàn cảnh giống như chàng trai 9X này thì sao? Cuộc sống chắc sẽ có rất nhiều khó khăn và chẳng bao giờ tôi nghĩ mình có thể tung tăng đi khắp thế gian được nữa.

 Clip chuyện về người chị 6 năm làm chân đưa em đi khắp thế gian - Thực hiện: Thành Nguyễn.

Nhưng với Tuấn Anh thì khác, 6 năm qua, từ khi không đi lại được, cậu luôn có một "đôi chân dự phòng" bên cạnh. Chỉ cần cậu muốn đi đâu, "đôi chân" ấy sẽ dẫn cậu đi. Bất luận ngày nắng hay lúc bão dông, khi vui cũng như lúc buồn, "đôi chân" ấy luôn đồng hành cùng cậu.

Đó là đôi chân của người chị gái Trần Thị Xuân (SN 1991, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội). Nếu không tận mắt chứng kiến cảnh Xuân cõng Tuấn Anh trên lưng, chẳng ai có thể tin nổi với thân hình mảnh dẻ, cân nặng chỉ khoảng 40kg, Xuân có thể cõng em trai nặng tới 55kg đi khắp nơi mà không hề cảm thấy mệt mỏi.

6 năm làm chân đưa em đi khắp thế gian

Tuấn Anh sinh ra với thể chất và đôi chân khỏe mạnh. Cậu cũng từng có một quãng tuổi thơ vui đùa, chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa. Thế rồi năm lên 8 tuổi, cậu thường xuyên bị vấp ngã, đôi chân cứ thế, ngày một yếu dần đi. Gia đình đưa Tuấn Anh đi khám và bác sĩ kết luận cậu bị loạn dưỡng cơ Duchenxe, phần cơ đùi ngày một teo lại.

Dù đã chạy chữa ở nhiều nơi, qua nhiều bệnh viện nhưng bệnh của Tuấn Anh vẫn không thuyên giảm. Năm học lớp 8, cậu chính thức bị liệt, không thể nào đứng dậy được nữa. Cũng bắt đầu từ đấy, chị Xuân nguyện làm đôi chân cho cậu em trai của mình.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 2.

6 năm qua, Tuấn Anh luôn có chị Xuân đồng hành trên mọi bước đường.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 3.

Để cõng được Tuấn Anh, đầu tiên chị Xuân phải đặt cậu ngồi lên ghế, sau đó để tay chân cậu bám chặt lên người như thế này...

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 4.

...Và từ từ cõng cậu đứng dậy, lao nhanh ra ngoài.

Trong suốt quãng thời gian 6 năm cõng em đi học, chị Xuân nhớ nhất kỉ niệm lần đầu tiên để Tuấn Anh bị ngã xe máy. "Khi đó Tuấn Anh học lớp 9. Đường từ trường về nhà khó đi, anh lái xe còn định rung tay lái, trêu hai chị em, không ngờ cả hai đứa bị ngã văng ra. Lúc đó, mình chỉ hoảng vì lo Tuấn Anh bị sao chứ chẳng nghĩ gì đến bản thân cả".

Đấy có lẽ cũng là tinh thần của chị Xuân suốt nhiều năm qua: lúc nào cũng chỉ lo em trai trước bản thân mình. Khi em trai học cấp 2, chị đưa Tuấn Anh đi học bằng xe đạp. Lúc cậu học lên cấp 3, chị chở xe máy và khi lên ĐH, vẫn là một mình chị lặn lội đưa Tuấn Anh vượt chặng đường dài từ Vân Canh, Hoài Đức lên Xuân Thủy - Cầu Giấy.

Vì Tuấn Anh, chị Xuân phải hy sinh rất nhiều quỹ thời gian riêng. Mỗi ngày, chị thức dậy từ 6h, lo đôn đốc Tuấn Anh chuẩn bị đi học. Thời gian học ĐH, khi chưa được phép tự đăng kí tín chỉ, lịch học của Tuấn Anh thay đổi chóng mặt. Có nhiều buổi học, cậu phải chuyển ca liên tục và chị Xuân sau khi đưa em đi học còn phải lo đến trường, giúp Tuấn Anh chuyển lớp rồi đến giờ tan học, lại đưa em trai về.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 5.

Bây giờ đang là lúc nghỉ hè nên Xuân không phải đưa em tới trường mà thường đặt Tuấn Anh vào xe lăn để đưa cậu đi dạo chơi.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 6.

Chẳng ai nghĩ, một người phụ nữ nhỏ bé như thế này...

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 7.

Có thể dễ dàng cõng một chàng trai nặng hơn mình cả hơn chục kg.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 8.

Vừa cõng, chị còn dư sức trò chuyện, cười đùa cùng em trai trên suốt chặng đường về nhà.

Vất vả nhất có lẽ là những ngày thi, khi đó Xuân chẳng dám đi đâu, cả buổi chỉ ngồi đợi chờ Tuấn Anh. Khi Tuấn Anh đỗ ĐH cũng là lúc Xuân lập gia đình. Vậy mà lúc có chồng, có con nhỏ, bận trăm thứ việc, cô chị gái vẫn không quên việc đưa đón Tuấn Anh đi học. Lúc ở nhà, rảnh rỗi sẽ đưa cậu đi chơi.

Hy sinh vì em nhiều như thế nhưng Xuân lại chẳng bao giờ thấy việc cõng em tới trường, đi chỗ nọ chỗ kia là vất vả hay nhàm chán. "Ví dụ lúc chờ Tuấn Anh chuyển ca hay làm bài thi, mình thường tranh thủ bán hàng online hoặc lên mạng đọc truyện, thời gian vì thế trôi đi rất nhanh".

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 9.

Chiếc xe lăn chỉ dùng khi Tuấn Anh muốn đi dạo chơi ở những nơi xa nhà.

Không chỉ có đôi chân bị liệt, hai tay Tuấn Anh còn rất yếu, không đủ sức làm việc nặng. Trong sinh hoạt cá nhân, ngay cả chuyện tắm gội, Tuấn Anh cũng phải nhờ chị hoặc mẹ giúp đỡ. Vì cơ tay, chân đều yếu nên khi cõng Tuấn Anh phải rất cẩn thận. Đó cũng chính là lý do vì sao, 6 năm qua, chị Xuân chẳng đủ tin tưởng giao công việc của mình cho bất cứ ai.

"Mình cố gắng học tập, phần lớn là để đền đáp công ơn của chị Xuân"

Không may mắc bệnh nặng, liệt cả hai chân nhưng Tuấn Anh lại là người rất thông minh. 12 năm học, năm nào cậu cũng giành danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Năm 2015, khi tham dự cuộc thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, Tuấn Anh đạt 107/140 điểm và trong suốt năm học vừa qua, 9X này cũng thu về kết quả khá ấn tượng với điểm tổng kết 3,16 (xấp xỉ mức điểm loại giỏi là 3,2).

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 10.

Lúc ở nhà một mình, Tuấn Anh thường di chuyển bằng cách dùng hai tay để lết đi.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 11.

Hầu hết thời gian khi ở nhà, cậu thường ngồi trước máy tính để học tập, làm việc và giải trí.

Tuấn Anh chia sẻ, ước mơ của cậu sau này là trở thành kỹ sư lập trình game và các ứng dụng trên điện thoại. Ngoài đam mê, Tuấn Anh còn tin rằng đó là lựa chọn phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình.

Yêu thích công nghệ nên suốt ngày, 9X này có thể "cắm mặt" vào máy tính mà không hề biết chán. Cậu rất chịu khó học tập nhưng lại luôn khiêm tốn nói rằng vì không thích đi lại nên mới có nhiều thời gian tự học hơn các bạn cùng lớp.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 12.

Dù không đi lại được nhưng nhờ tính tình vui vẻ, cậu được bạn bè rất yêu quý và luôn hòa đồng với tập thể.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 13.

Chị gái suốt 6 năm cõng em đi muôn nơi, đến cả khi lấy chồng, vẫn là đôi chân của em mỗi ngày... - Ảnh 14.

12 năm học, năm nào Tuấn Anh cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Không chỉ mắc bệnh nặng, hoàn cảnh của Tuấn Anh cũng rất éo le. Năm cậu học lớp 8, trước khi bị liệt đôi chân không lâu thì bố Tuấn Anh cũng qua đời vì bị bệnh nặng. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ý chí vươn lên của Tuấn Anh càng mạnh mẽ.

Cậu nói, trong số những lý do khiến mình luôn cố gắng thì tình yêu của chị chính là động lực quan trọng nhất. "Lớn lên trên lưng chị", Tuấn Anh hiểu sâu sắc những kỳ vọng mà chị Xuân đặt vào mình. Cậu nói rằng, nếu không học giỏi, không vun đắp được một tương lai tốt thì sẽ cảm thấy rất "hoài công" và thương chị.

"Chị Xuân là người đưa mình đi khắp nơi, chị rất thương mình nên lúc nào mình cũng cảm thấy phải học thật giỏi để đền đáp công ơn của chị. Chị cũng là động lực để mình luôn cố gắng sống vui vẻ, hạnh phúc hơn".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày