“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy!

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 30/08/2019

Sài Gòn chật chội, Sài Gòn lúc nào cũng kẹt xe, Sài Gòn xô bồ chộn rộn nhưng cũng là Sài Gòn với những con người thập phương ta gặp là thấy “thương”. Gắn với những con người ấy ta cũng có những thức uống đặc trưng người Sài Gòn, bạn có muốn biết?

Ta gọi đó là Sài Gòn thương ghét đủ đường và những thứ nước gắn liền với người Sài Gòn cũng dung dị, trữ tình, cũng hào sảng phóng khoáng như chính "cá tính" của họ.

Bạc xỉu

Để tìm đúng cái tên cho một thức uống nhiều sữa chút cafe, người Sài Gòn đã sáng tạo nên một phiên bản ngọt ngào hơn của cafe sữa là bạc xỉu. Từ những năm 50, 60 thế kỷ trước, thức uống đậm chất Sài Gòn này xuất phát từ những quán cafe bình dân của người Hoa giữa lòng quận 5. Bạc xỉu - Tên gọi tắt của "bạc tẩy xỉu phé" bắt nguồn từ chính công thức bạc là màu trắng, tẩy là cái ly không, xỉu là một chút và phé là cafe. 

“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy! - Ảnh 1.

Sắp xếp lại dễ hiểu một chút chiều theo cái sự "hảo ngọt" của người Sài Gòn chính là 1 ly sữa đặc cùng nước ấm thêm chút xíu cafe ngập trong ly đá đầy.

Bạc xỉu nóng hay đá đều có cái ngon của nó, nhưng quan trọng hơn nó cho những vị khách du lịch một góc nhìn khác khi len lỏi trong những con hẻm Sài Gòn, nơi luôn có những người già người trẻ sáng sáng gọi bạc xỉu bắt đầu một ngày để lòng ngọt ngào đời đầy sự dễ thương. 

Trà đá

Nếu trà chanh trà đá trong văn hóa người Hà Nội là những chiếc ghế đẩu con con trước quầy nước thì trà đá trong mắt người Sài Gòn là những bình nước ven đường nơi người giàu kẻ nghèo ai đi qua cũng có thể nhìn thấy, cũng hớp được vài ngụm hay lấy được cả chai rồi tiếp tục chặng đường.

“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy! - Ảnh 2.

Người ta gọi đó là những bình trà đá vỉa hè làm mùa nóng thêm "xanh lá", làm lòng người thêm mát tươi, đời có nhiều điều tử tế và tử tế đó đến từ những những người Sài Gòn chẳng cần ai nhớ mặt đặt tên những "chuyện tốt bao đồng" của họ.

Những người đi đường vì có những bình trà đá giữa trời nắng gắt làm chặng đường mưu sinh họ đi vì thế mà cũng trở nên nghĩa tình. Với những người đặt bình trà đá đó hẳn họ sẽ vui nếu mặt trời tắt nắng cái bình cũng trống trơn…

Dừa tắc

Dừa nơi nào đắt đỏ chứ Sài Gòn thì không. Người Sài Gòn uống dừa cũng đậm chất dân dã, cứ đâu có xe dừa là họ có thể ghé lại đúng một phút sau có trái dừa ngọt mát trên tay. Đúng cái kiểu rộng lòng bao bọc người tứ phương tứ xứ của Sài Gòn, dừa cũng có những kiểu pha thập cẩm nhưng hợp cạ nhất có lẽ là "dừa tắc".

“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy! - Ảnh 3.

Ly dừa ngọt dịu đầy ắp cơm thêm một muỗng mứt tắc thanh tao tự nhiên lại ngon hợp đến lạ lùng.

Và khi ta nếm ly dừa tắc ngọt bùi cơm dừa, đậm đà vị tắc ta lại nhớ đến một Sài Gòn thập cẩm, dễ chịu ai đến cũng được nương nhờ, bảo bọc, yêu thương.

Sương sáo

Món ngon chưa hẳn cứ phải cầu kỳ và dường như đó là công thức chung cho mọi món nước "made in Sài Gòn". Sương sáo cũng không là ngoại lệ với sự kết hợp của thạch thơm mềm, nước đường ngọt lịm pha chút sữa béo ngậy. Sương sáo là vậy: Đơn giản, không cầu kỳ mà dậy mùi khó quên nhưng những tốt lành của người Sài Gòn.

“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy! - Ảnh 4.

Giữa ngày hè, người lao động bình dân chỉ cần tạt qua xe sương sáo, vẫn ngồi trên yên giọng í ới là đã có ngay thứ thạch thơm mát giải nhiệt, vị ngọt còn quyện mãi đến cả khi về nhà.

Những chiếc xe đẩy bán sương sáo phảng phất màu thời gian, đượm cái vị xưa của Sài Gòn giữa những hàng quán trà sữa đắt tiền cho tới giờ vẫn có một sức quyến rũ lạ kỳ với những cô chú lao động, những em học sinh, một thứ xúc tác để Sài Gòn vừa xa hoa vừa giản dị quyện nhau "rất ngọt".

Bia

"Chất Sài Gòn" đặc sắc cuối cùng chính là những hàng quán tấp nập người ra kẻ vào mỗi khi đêm về. Một Sài Gòn mà dân địa phương "quen mắt" với những chú xe ôm chuyện trò ngã tư, những cặp đôi chú – cháu làm ván cờ tướng vỉa hè, những quán ốc tấp nập người ra kẻ vào và những nơi ấy hầu như đều hiện diện của những ly bia đầy đá. Thứ thức uống giải khát quen thuộc với mọi người dân Sài Gòn.

“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy! - Ảnh 5.

Quán xá nhiều làm nên đặc trưng của một Sài Gòn đêm "không bao giờ ngủ" vì bên cạnh đó họ có thứ nước đặc trưng này làm câu chuyện không còn chắp vá, chẳng ai tiếc với ai nụ cười.

“Chất” của người Sài Gòn là gì, những thức uống này sẽ phác họa chân thật những chân dung ấy! - Ảnh 6.

"Ê, chiều nay làm chút Bia Saigon hông mày?!" Đó đơn giản như vậy đã thành một cuộc hẹn, thứ nước này chính là đại diện cho cái kiểu chân thành, không câu nệ, vị ngon vẫn nguyên bản như người Sài Gòn sống bao đời mà cái "dễ tính xởi lởi" vẫn không hề đổi thay.

Người Sài Gòn hào sảng, phóng khoáng, nhiệt thành, vô tư như chính những thức uống quen thuộc xứ này. Có ngọt bùi, có vị đắng, có chút men luôn khiến các vị khách phương xa phải lưu luyến mãi.

Sài Gòn chẳng cần ai thương vì tự nó đã đủ khiến người ta xiêu lòng. Chỉ nói riêng về khoản thức uống, nơi này đã khiến cho những người con chẳng sinh ra tại đây nguyện lòng ở lại cả một đời. Bạc xỉu, sương sáo, bia hơi, dừa tắc và nhiều thứ nước khác nữa sẽ vẫn mãi sống cùng Sài Gòn để giữ trọn hương sắc của thành phố này, làm luyến lưu bao người đi, an lòng bao người ở lại…

Với bề dày 144 năm lịch sử, Bia Saigon đã trở thành thương hiệu "quốc dân" không chỉ khiến người Sài Gòn mà người dân cả nước tự hào. Giữ trọn vẹn vị ngon suốt bao năm ấy, nay Bia Saigon đổi thay diện mạo mới thể hiện được đặc tính khác biệt của từng sản phẩm, bên cạnh việc vẫn giữ nguyên công thức, thành phần và nồng độ cồn.

Trong đó, Bia Saigon Special với 100% lúa mạch mùa xuân, Bia Saigon Export với công thức nguyên bản và Bia Saigon Lager với danh xưng một trong những loại bia ngon nhất thế giới sẽ là đại diện cho tinh thần không ngừng vượt lên thách thức, trẻ trung và tiến bộ của người trẻ Việt – thế hệ sinh ra tại Việt Nam và sẵn sàng cho cuộc chơi thế giới.