Chân dung người phụ nữ hướng nội quyền lực nhất nước Mỹ: Eleanor Roosevelt - Đệ nhất Phu nhân dám bước ra khỏi vỏ ốc để làm nên những điều kì diệu

Bùi Thảo, Theo Trí thức trẻ 16:40 07/03/2019

Đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên tự tổ chức họp báo, một đại biểu của Liên Hợp Quốc, một nhà hoạt động nhân quyền, một giáo viên và một giảng viên, có trung bình 150 lần phát biểu trước công chúng một năm trong suốt những năm 1950. Eleanor Roosevelt có thể xem là nhân vật tạo nên nhiều bất ngờ nhất trong lịch sử nước Mỹ, trong đó phải kể đến việc bà là một người phụ nữ hướng nội.

Eleanor Roosevelt có thể xem là nhân vật tạo nên nhiều bất ngờ nhất trong lịch sử nước Mỹ, trong đó phải kể đến việc bà là một người phụ nữ hướng nội. Nhiều nhà viết sử, thậm chí chính bản thân bà cũng khá bối rối khi phải thừa nhận mình từng là một cô bé nhút nhát, thường xuyên rút lui ở phút cuối trước những quyết định quan trọng.

Nhưng chính quyết định bước ra khỏi vỏ ốc ở tuổi đôi mươi đã khiến bà trở thành một nhân vật xuất chúng, lưu danh sử sách bởi những thành tựu của mình. Nhiều nhà viết tiểu sử (bao gồm cả bản thân cô) mô tả một thanh niên nhút nhát và rút lui nghiêm trọng, người đã bước ra khỏi vỏ ốc của cô ở tuổi đôi mươi để trở thành một nhân vật đại chúng.

Là một người của công chúng và là một người phụ nữ chẳng mấy thích thú việc phải đứng trước đông người, Eleanor Roosevelt có một cuộc đời phức tạp đến mức, những câu chuyện về cuộc đời bà dường như xóa mờ ranh giới giữa hai tính cách hướng nội và hướng ngoại. Cuộc đời và sự nghiệp của bà cho thấy một minh chứng vô cùng quan trọng rằng, một người thành công cần đến cả hai mặt tính cách này.

Eleanor Roosevelt hướng nội đến mức nào?

Chân dung người phụ nữ hướng nội quyền lực nhất nước Mỹ: Eleanor Roosevelt - Đệ nhất Phu nhân dám bước ra khỏi vỏ ốc để làm nên những điều kì diệu - Ảnh 1.

Trong cuốn tự truyện của mình, Eleanor Roosevelt thừa nhận mình “nhút nhát đến mức bệnh hoạn”, thậm chí với chính gia đình mình cũng không thể thoải mái được. Bà dành nhiều trang để gọi mình là con vịt xấu xí lúc nào cũng mang bộ mặt nghiêm túc khó ưa.

Mẹ của bà, không biết nên vui hay buồn, lại là một mỹ nhân thời bấy giờ. Điều này càng khiến Elenor thêm tự ti vì vẻ ngoài của mình. Từ nhỏ bà đã cảm nhận được cảm giác bị lãng quên khi luôn trở nên vô hình trong mắt gia đình, bởi sự hiện diện của hai người em trai càng khiến vẻ ngoài giản dị của Elenor trở nên tầm thường hơn bao giờ hết.

Sau cái chết của người mẹ, Elenor và hai người em trai bị gửi đến sống với bà nội - cũng chẳng mấy yêu thương cô cháu gái. Vài năm sau, cha Eleanor Roosevelt cũng mất vì nghiện rượu và cảnh lưu đày. Cuộc sống khắc nghiệt phần nào khiến tâm hồn của cô bé mồ côi càng thêm băng lạnh.

Cuộc hôn nhân với người anh xa Franklin Delano Roosevelt khiến Eleanor một lần nữa bị đẩy vào tình thế khổ sở. Dường như số phận của bà là bị vây quanh bởi những kẻ độc đoán. Ngay cả sau khi sinh được hai người con, bà vẫn phải sống dưới sự kiểm soát của mẹ chồng và hầu như không bao giờ được phát biểu ý kiến về các công việc trong gia đình.

Suốt thời thơ ấu, cô thiếu nữ Eleanor Roosevelt chẳng mấy xinh đẹp và luôn tự ti về xuất thân của mình, luôn phải chuốc lấy thất vọng, gần như không bao giờ có nổi một phút tự tin. Nàng chịu đựng tổn thương trong im lặng, cho đến khi nhận ra mình buộc phải lựa chọn để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hành trình bước ra khỏi vỏ ốc của một Đệ nhất Phu nhân

Chân dung người phụ nữ hướng nội quyền lực nhất nước Mỹ: Eleanor Roosevelt - Đệ nhất Phu nhân dám bước ra khỏi vỏ ốc để làm nên những điều kì diệu - Ảnh 2.

Ngay từ nhỏ đã bị ném vào một hoàn cảnh chẳng mấy tích cực, tính cách hướng nội có thể xem là vật cản lớn nhất của Eleanor Roosevelt. Đặc biệt là trong thời đại mà vai trò của người phụ nữ chủ yếu là làm vợ, làm mẹ, làm nội trợ và hậu phương của chồng, một người phụ nữ sâu sắc và chu đáo đến mấy cũng không được coi trọng bằng những ngôi sao màn bạc hay những người đẹp xuất thân từ tầng lớp thượng lưu hào nhoáng. Đó gần như là những người duy nhất được tham gia những cuộc nói chuyện với sự tham gia của nam giới với vai trò là “tiếp viên” mà thôi.

Ngay cả khi sự nghiệp chính trị của chồng bắt đầu khởi sắc, Eleanor Roosevelt cũng mất một thời gian dài lúng túng về vai trò mới của mình. Bà chia sẻ: Khi bạn phải đối mặt với nỗi sợ, điều duy nhất bạn có thể làm là tự nhủ: Mình mạnh mẽ, mình can đảm, mình sẽ vượt qua nỗi sợ này và làm những điều khiến bản thân phải ngạc nhiên!

Nếu là một người hướng nội, không khó để cảm nhận những khó khăn Eleanor Roosevelt phải đối diện khi đối mặt với một thân phận mà có lẽ bà chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Khi ấy, địa vị Đệ nhất phu nhân thật sự là nỗi kinh hoàng.

Bắt đầu bằng việc phải bày tỏ quan điểm, lên tiếng về các vấn đề xã hội, sau đó là những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ vì sự nghiệp của chồng và đặc biệt là chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Eleanor Roosevelt thú nhận rằng bà chỉ bắt đầu được sống cuộc đời của chính mình khi Franklin Delano Roosevelt bị mắc bệnh bại liệt và rời chính trường.

Chân dung người phụ nữ hướng nội quyền lực nhất nước Mỹ: Eleanor Roosevelt - Đệ nhất Phu nhân dám bước ra khỏi vỏ ốc để làm nên những điều kì diệu - Ảnh 3.

Một thời thơ ấu không hạnh phúc, một cuộc hôn nhân phức tạp và một một người phụ nữ đến con đẻ còn không yêu thương nổi, tưởng chừng sẽ sống một cuộc đời như kẻ vô hình phía sau cái bóng của chồng. Nhưng không! Sau khi Tổng thống Roosevelt từ trần, Eleanor Roosevelt tự gây dựng sự nghiệp cho mình trong cương vị của một tác giả và diễn giả, dành cả cuộc đời để chiến đấu vì Quyền Con người.

Bà là nhà tiên phong trong phong trào ủng hộ nữ quyền, là người kiến tạo một hình mẫu mới cho vai trò Đệ Nhất Phu nhân hoàn toàn mới của thế kỷ 20. Bà cũng đồng thời là chủ toạ uỷ ban soạn thảo và phê chuẩn Bản Tuyên ngôn Nhân quyền nổi tiếng. Tổng thống Harry S. Truman gọi bà là Đệ Nhất Phu nhân của Thế giới, nhằm tôn vinh người phụ nữ đặc biệt này vì những chuyến đi không mệt mỏi nhằm tuyên truyền về Nhân quyền đến mọi nơi.

Những năm cuối đời, Eleanor Roosevelt tự gọi những năm tháng đi và nói những gì mình nghĩ ấy là những năm tháng điên cuồng của đời mình. Và rằng trong sâu thẳm, bà luôn khao khát được cảm nhận sự yên tĩnh thực sự và những giờ phút suy tư. Kỳ nghỉ lễ trong mơ của bà là được nhìn ngắm những bông tuyết lạnh hơn là ngắm nghía những khay thức ăn xa xỉ.

Với tư cách là một người phụ nữ hướng nội, Eleanor Roosevelt căm ghét chính cuộc đời của mình. Nhưng chính cuộc đời đã làm nên cảm hứng cho hàng triệu người phụ nữ hướng nội khác đang ngày ngày cố gắng khẳng định bản thân và làm nên những điều khác biệt.