Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều

THU TRANG, Theo Trí Thức Trẻ 08:32 19/07/2017

Mùa mưa, chân chúng mình dễ bị nổi những hạt nước li ti, gây ngứa. Bệnh này không chữa trị ngay mà để nặng, còn gây lây lan khắp người, chảy máu, nhiễm khuẩn...

Nếu chân chúng mình đang có những biểu hiện như những vùng da đỏ, hồng, xuất hiện các hạt nước ngứa li ti, chảy dịch, bong da hoặc đóng vảy trắng dày cộp và cực kì ngứa... thì rất có thể đã mắc bệnh nấm chân mất rồi. Nấm ngứa có thể xuất hiện nhiều nhất ở các kẽ chân, lòng bàn chân hoặc rìa bàn chân. Ban đầu sẽ rất ngứa, bong từng lớp da chân, sau đó da mỏng dần đi và chuyển đau rát.

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 1.

Thủ phạm là ai?

Thủ phạm gây bệnh do nấm vi khuẩn, thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân. Các ký sinh trùng này thích ẩn náu dưới lớp bề mặt của da vì chúng cần chất keratin trong da chúng ta để sống. Nấm da rất "chuộng" môi trường ấm áp, ẩm ướt.

Nếu bạn hay đi chân trần dưới đường, ở bể bơi, phòng sauna, hay dùng chung dép, khăn tắm với người khác... hãy cẩn thận! Bởi nấm chân là bệnh có thể bị lây nhiễm. Vảy da của người mắc bệnh nấm chân sẽ tự tróc và rụng xuống đất. Khi chúng mình dẫm phải những vảy da này có nguy cơ cao sẽ lây nhiễm nấm chân.

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 2.

Vậy chúng ta nên làm gì sau khi đi ngâm chân trong nước?

Rửa chân thật sạch

Rửa chân thật sạch bằng xà phòng khi về nhà vừa giúp chúng ta ngừa nấm ngứa, vừa tránh bị cảm và bệnh hôi chân nữa. Đừng chỉ lười biếng lau khô chân thôi nhé!

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 3.

Dùng phấn rôm hút ẩm

Chúng ta chẳng thể đừng được việc phải thường xuyên ngâm chân trong nước mưa bẩn trong thời gian dài. Vậy nên sau mỗi lần về nhà hãy rửa thật sạch chân bằng xà phòng, lau khô nhé. Nếu vẫn chưa cảm thấy khô ráo, phấn rôm sẽ giúp bạn hút hết ẩm trên chân. Cách này cũng hữu hiệu với bạn nào hay chảy mồ hôi chân đó!

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 4.

Mang ủng khi đi trời mưa

Ủng thật sự lý tưởng trong những ngày mưa, nhất là với bạn nào da mỏng dễ nhiễm nấm ngứa. Kể cả khi lau dọn nhà cửa, tiếp xúc nhiều với nước bẩn cũng nên đeo ủng nhé.

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 5.

Quy tắc phơi giày 24h

Sau mỗi lần đi mưa ướt sũng giày, bạn nên giặt sạch và phơi đôi giày ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng nhé. Tốt nhất chúng mình nên đi những loại giày hở mõm, xăng đan, và nên đi thay đổi mỗi hôm một đôi nhé. Rất có thể vi khuẩn còn trú ngụ trong giày của bạn nếu chưa khô hẳn đó.

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 6.

Thay tất 2 lần/ngày

Bạn nào hay đổ mồ hôi chân lại càng nên thay tất thường xuyên, khoảng 2 lần/ ngày hoặc khi nào cảm thấy chân ẩm ướt. Bạn cũng nên chọn tất chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhé!

Hạn chế đi giày quá bí, quá chật nên để cho da thở để không tạo nên môi trường nóng ẩm lý tưởng cho các loại nấm da.

Cẩn thận kẻo mắc chứng bệnh này nếu cứ ngâm chân trong nước nhiều - Ảnh 7.

Cách xử lý khi bị nấm ngứa:

- Khi đã bị nấm nước li ti, hãy dùng thuốc bôi để trị trước khi bệnh lan rộng ra. Tránh hết sức để chân tiếp xúc với nước bẩn khi đã có triệu chứng ngứa nhé. 

- Khi bị nổi hạt nước, tốt nhất đừng gãi khiến hạt nước vỡ ra, nấm sẽ lan rộng sang các vùng da xung quanh nhanh hơn. 

- Không dùng xà phòng cho vùng da bị nấm. Khi tiếp xúc với vùng da bệnh, bạn cũng nhớ rửa tay thật kĩ nhé.

- Không được bóc da, vì có thể làm tổn thương các vùng da xung quanh.

- Nếu đã bị bệnh bạn nên dùng khăn tắm riêng, giặt quần áo riêng và luôn đi dép để tránh lây nấm cho người khác nhé!

- Hãy đi những loại dép thoáng khí để chân được "thở" thôi nào.