“Cả thèm chóng chán” khi mua quần áo, bạn có biết chính hành động này đang tiếp tay hủy hoại môi trường đấy!

Đặng Nghiêm, Theo Helino 21:13 05/04/2018

Bạn đã từng tự hỏi chiếc áo mình đang mặc được làm từ chất liệu gì? Tự nhiên hay từ... dầu mỏ và trải qua bao nhiêu công đoạn để ra thành phẩm?

Với tốc độ phát triển của ngành dệt may và thời trang, có hàng triệu sản phẩm quần áo được sản xuất mỗi ngày nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn của người dùng.

Thế nhưng, liệu nhu cầu của người dùng có thật sự cần thiết công ty khi nguồn cung "khủng" đến vậy?

Theo chuyên gia về vật liệu dệt may Clara Vuletich: "Không nhiều người trong số chúng ta nhận ra được sự ảnh hưởng của các công đoạn sản xuất, xử lý chất liệu có tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào. 

Và ngành cung ứng may mặc vốn là một trong những ngành có hệ thống phức tạp hơn bao giờ hết." - Clara cho biết.

Nguyên liệu sợi - tưởng nhỏ nhưng hại không tưởng

Để có thể sản xuất được quần áo, nhất định phải cần đến nguyên liệu sợi – được khai thác từ thực vật, động vật, hoặc dầu thô.

Sau đó, sợi sẽ được se lại thành chỉ, rồi được dệt ra vải thành phẩm để cung cấp cho các công ty may mặc. Ở một số nơi, việc nhuộm vải sẽ được thực hiện tại nhà máy dệt theo yêu cầu của công ty.

Theo Vuletich: "Những bước sản xuất này đều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. 

Trong công nghiệp dệt, các nhà máy sẽ phải sử dụng một lượng nước khổng lồ để làm sạch chỉ sợi liên tục. Tiếp theo, một số hóa chất sẽ được dùng để nâng cao chất lượng của thành phẩm và mang lại màu sắc đẹp nhất theo nhu cầu."

“Cả thèm chóng chán” khi mua quần áo, bạn có biết chính hành động này đang tiếp tay hủy hoại môi trường đấy! - Ảnh 2.

Một số loại vải sợi thông dụng và phương pháp nhuộm vải

Ngành may mặc quần áo và giày dép thải ra đến 8% tổng lượng khí thải nhà kính, bằng với lượng khí thải ra của cả Liên minh Châu Âu, theo số liệu mới nhất của Measuring Fashion.

Đến năm 2030, ước tính lượng khí thải của riêng ngành công nghiệp này sẽ lên đến 4,9 gigatone CO2 – bằng với lượng thải ra của tất cả các ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ.

Kỹ thuật viên dệt may tại RMIT Mac Fergusson cho biết Úc đang đi đầu trong việc nâng cao mức độ thân thiện với môi trường trong các ngành công nghiệp sản xuất.

"Chúng tôi có rất nhiều phát minh tái chế sắp được áp dụng mà ít ai nhận thấy, chẳng hạn như, việc biến các chai nhựa cũ thành sợi tổng hợp polyester sắp được tiến hành tại bang Victoria." Thế nhưng, bởi vì các ngành công nghiệp này có quy trình sản xuất khá phức tạp và rộng lớn, rất khó để xác định việc sản xuất đã ảnh hưởng đến môi trường thực sự là bao nhiêu.

Vòng đời của vải sợi

Vậy chúng ta nên lựa chọn loại vải nào thân thiện với môi trường hơn cả? Ta có nên hạn chế dùng sản phẩm làm bằng vải bông, bởi vì chúng dùng rất nhiều nước và thuốc trừ sâu để sản xuất?

“Cả thèm chóng chán” khi mua quần áo, bạn có biết chính hành động này đang tiếp tay hủy hoại môi trường đấy! - Ảnh 3.

Câu chuyện không đơn giản như vậy, Duletich chỉ ra rằng: Thành phẩm thu được mới là yếu tố tiên quyết. Chẳng hạn như, sản phẩm làm bằng sợi bông có thể giặt và sử dụng được rất nhiều lần. Còn khi loại sợi này được làm thành kimono thì chúng khiến trang phục "kén" giặt và phải bảo quản rất cẩn thận.

"Chúng ta cần lưu ý thêm về vòng đời của vải sợi - yếu tố quyết định khả năng sử dụng của quần áo" - Duletich nói.

"Không chỉ quy trình sản xuất quần áo tác động xấu đến môi trường, việc khách hàng sử dụng chúng sau khi mua như thế nào cũng có thể gây ô nhiễm."

Qua việc biết được quy trình sản xuất các loại vải sợi sẽ cho chúng ta có được chọn lựa phù hợp nhất. Các loại sợi polyester tái chế được, sợi bông trồng tự nhiên, hay sợi gai trồng tiết kiệm nước sẽ giúp làm giảm tác hại đến môi trường hơn.

Mua sắm một cách tiết kiệm, tận dụng tối đa khả năng sử dụng của quần áo

“Cả thèm chóng chán” khi mua quần áo, bạn có biết chính hành động này đang tiếp tay hủy hoại môi trường đấy! - Ảnh 4.

Nếu bạn là một người muốn chung tay để bảo vệ môi trường, bạn sẽ cẩn trọng hơn khi đi mua sắm. 

Chỉ trừ một số công ty công bố về cam kết sản phẩm thân thiện với môi trường, đa số các công ty đều không cung cấp đủ thông tin về nguồn sản xuất của chất liệu.

Theo Duletich, không chỉ các chuỗi cửa hàng thời trang lớn "phớt lờ" điều này, ngay cả các hàng thời trang nhỏ lẻ cũng khá buông lỏng trong việc kiểm tra nguồn gốc của chất liệu sợi họ dùng.

“Cả thèm chóng chán” khi mua quần áo, bạn có biết chính hành động này đang tiếp tay hủy hoại môi trường đấy! - Ảnh 5.

Để chung tay bảo vệ môi trường, bạn nên hạn chế mua quần áo mới và tận dụng tối đa mọi món có trong tủ đồ của mình.

Vuletich cho biết thêm: "Hãy thật cân nhắc khi muốn mua quần áo mới. Thay vào đó, bạn nên sử dụng quần áo cũ lâu nhất có thể, chứ không nên vứt chúng khi còn dùng được.

Tuy có thể hơi phức tạp, nhưng tôi thực sự hào hứng khi trông chờ vào các kỹ thuật sản xuất và phương pháp dệt may mới có lợi cho môi trường hơn sắp được áp dụng. 

Tôi nghĩ khách hàng cũng đang mong chờ điều này, đặc biệt là thế hệ trẻ."

Theo ABC