Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế!

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 20:30 21/07/2016

Không ít lần bạn từng run nhong nhóc hay ngồi im không nhúc nhích khi thầy cô nhắc đi nhắc lại câu hỏi “Có ai còn thắc mắc nào cho bài học hôm nay nữa không?”.

Không gì có thể sôi nổi hơn không khí trong lớp học khi thầy cô ra ngoài 5 phút, phải nói là các bạn trẻ rất biết “tranh thủ thời cơ” để buôn dưa, bàn tán đủ thứ chuyện trên trời dưới đất với nhau. Cũng không có âm thanh nào đồng loạt, bền bỉ bằng tiếng cắn hướng dương rào rào trong lớp học mỗi khi mùa đông đến…

Lớp học của chúng mình lúc nào cũng vui, cũng sôi nổi chỉ trừ lúc thầy cô trìu mến đặt câu hỏi: “Có ai còn thắc mắc gì nữa không?” hay “Em nào không hiểu bài thì đặt câu hỏi cho thầy cô luôn nào!”…

Tật lười-ngại đặt câu hỏi, đưa ra thắc mắc, tranh luận xung quanh các vấn đề đã trở thành vấn nạn chung trong phần lớn các tiết học hay những buổi trao đổi giữa thầy và trò ở Việt Nam. Nguyên nhân của vấn đề này là ở đâu?

Hãy cùng xem lại bộ tranh được lấy cảm hứng từ status “Hỏi ngu” đang gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội của TS Nguyễn Thành Nam - Phó chủ tịch HĐQT ĐH FPT, nhà sáng lập Đại học Trực tuyến FUNiX để tìm ra câu trả lời:

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 1.

Khoảnh khắc thầy yêu cầu cả lớp đặt câu hỏi, bỗng chốc lớp học biến thành một vương quốc thu nhỏ, trong mắt học trò thầy chính là ông vua đầy quyền uy, khiến các em bối rối.

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 2.

Với ý nghĩ kiến thức của mình chỉ là một giọt nước trong đại dương bao la, còn thầy cô là người nắm giữ chìa khóa của cả một kho trí thức nên nhiều bạn trẻ tỏ ra lúng túng không dám tranh luận với thầy cô.

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 3.

Hình như chỉ chờ bạn thốt ra một câu hỏi ngô nghê là cả lớp sẽ quay lưng để so sánh bạn với những đối tượng có chỉ số IQ thấp nhất trên đời?

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 4.

Không phải cứ hiểu bài, có câu hỏi hay hiên ngang đứng giữa lớp tranh luận với thầy cô là đã được cả lớp thán phục đâu. Rồi sẽ có cả một nghìn lẻ một lời xì xào về chuyện bạn đang tìm cách nổi bật, chơi trội.

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 5.

Có lẽ để việc đặt câu hỏi, nêu thắc mắc với thầy cô về bài học trở thành một phản xạ trong các bạn học sinh, sinh viên sẽ mất khá nhiều thời gian vì sức ỳ ngày một lớn.

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 6.

Phương pháp dạy học truyền thống, thầy giảng bài, học sinh cắm cúi ghi chép cũng là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ trở nên thụ động, không biết cách lật lại vấn đề, không chủ động tìm tòi, phát hiện những điều mới mẻ…

Nỗi sợ hãi đặt câu hỏi, tranh luận thẳng thắn về những vấn đề phát sinh trong quá trình học với thầy cô không chỉ khiến cho các bạn trẻ bỏ lỡ những kiến thức bổ ích trên giảng đường, mà còn tước đi nhiều cơ hội quý giá trong tương lai khi các bạn gặp gỡ nhà tuyển dụng, đối mặt với những yêu cầu thực tế của công việc.

Bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Thành Nam nói: “Rõ ràng, tôi thấy rằng các bạn trẻ Việt Nam đang rất thụ động trong việc học tập. Tôi cho rằng, sau này khi đi làm, nhất là làm việc với các đối tác nước ngoài, các bạn sẽ chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vì không dám mạnh dạn đứng lên đặt câu hỏi, không dám thể hiện bản thân. Tuy nhiên, các bạn đã đánh mất cơ hội đó và sau cùng, chỉ thấy nuối tiếc mà thôi”.

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 7.

Nhận rõ vai trò và tầm quan trọng của việc dám và biết cách đặt câu hỏi, nêu lên vấn đề trong quá trình học, TS Nguyễn Thành Nam cùng đội ngũ sáng lập trường Đại học Trực tuyến FUNiX đã xây dựng nên một môi trường dạy và học hoàn toàn mới để khơi dậy và kích thích sự chủ động trong mỗi học viên.

Bộ sưu tập lý do vì sao chúng mình ngại đặt câu hỏi trên lớp đến thế! - Ảnh 8.

“Quá trình đặt câu hỏi chính là quá trình học. Ở FUNiX chúng tôi bắt buộc sinh viên phải hỏi, không hỏi thì thi trượt. Với mỗi môn học, sinh viên phải tìm ra được 8 câu hỏi tương đương với 8 vấn đề mới đủ điều kiện thi hết môn. Và đội ngũ Mentors của nhà trường luôn sẵn lòng thức tới 2-3 giờ sáng để giải đáp thắc mắc cũng như chia sẻ kiến thức với sinh viên của mình” - TS Nguyễn Thành Nam cho biết.


FUNiX là trường đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam triển khai theo phương pháp đào tạo hoàn toàn mới, cung cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin, các chứng chỉ nghề nghiệp và kỹ năng mềm. Toàn bộ chương trình sẽ được chia thành 8 học kỳ, sau mỗi học kỳ sinh viên sẽ được cấp một chứng chỉ có giá trị riêng biệt và có cơ hội tìm kiếm việc làm tương ứng với sự hỗ trợ của các Cố vấn nghề nghiệp.

Trong quá trình học và làm bài tập, sinh viên FUNiX sẽ được hệ thống Mentors, là các chuyên gia công nghệ hàng đầu Việt Nam hỗ trợ thông qua các kết nối online. Mentors đồng hành với sinh viên, giải thích những thắc mắc, ra bài tập thực hành. Hàng tháng sinh viên được yêu cầu dự off-line, gặp gỡ và được các mentor đánh giá, học các kỹ năng mềm và cập nhật các xu hướng mới trong lĩnh vực CNTT.