Bé trai bị mẹ ruồng bỏ chỉ vì ngoại hình đầu nhỏ, mắt lồi đáng sợ

Chi Mai, Theo Thời Đại 19:40 22/03/2017

Con số mắc một bệnh lạ đã là ít nhưng mắc tới hai bệnh lạ cùng lúc như bé trai này thì quả là hiếm.

Tuần vừa qua, một bé trai kém may mắn ở thành phố Katihar, phía Đông Ấn Độ đã chào đời với một ngoại hình dị dạng vô cùng đáng sợ. Không chỉ bị người dân địa phương gọi là "đứa trẻ ngoài hành tinh", em bé đáng thương còn bị chính mẹ đẻ của mình xua đuổi. Sản phụ này nhất quyết không cho con bú chỉ vì ngoại hình xấu xí của bé.

Bé trai bị mẹ ruồng bỏ chỉ vì ngoại hình đầu nhỏ, mắt lồi đáng sợ - Ảnh 1.

Ngoại hình dị dạng của bé trai đáng thương.

Được biết, vào tối ngày 20/3 vừa qua, sau khi vượt cạn, cô Khalida Begum, 35 tuổi đã rất sốc khi biết đứa con của mình không bình thường như những đứa trẻ khác. Bé có cái đầu nhỏ và đôi mắt lồi to bất thường.

Theo chẩn đoán của bác sĩ chuyên gia, bé trai mắc phải căn bệnh đột biến gen dạng hiếm có tên Hội chứng Vảy cá Harlequin, kèm theo đó là dị tật khuyết thiếu não. Căn bệnh quái ác đã khiến cho làn da mỏng manh trở nên cứng và thô ráp. Dị tật còn là nguyên nhân khiến cho đầu của bé trai không phát triển. Bé bị khuyết thiếu não, đỉnh hộp sọ cũng như trán.

Khalida cho biết, con trai mình còn có một cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Ban đầu, vì còn sợ hãi, cô đã yêu cầu mọi người đưa đứa bé tránh xa khỏi mình. Tuy nhiên, sau đó vài tiếng, cô đã mủi lòng đón nhận lại con.

Hiện tại, sự xuất hiện của bé trai dị dạng này đang trở thành tâm điểm của thành phố Kathihar. Những người dân từ khắp nơi nô nức đổ về ngôi nhà của vợ chồng Khalida để xem ngoại hình của bé, bởi họ mê tín rằng, cậu bé chính là hiện thân của Thần Khỉ Hanuman trong đạo Hindu.

Bé trai bị mẹ ruồng bỏ chỉ vì ngoại hình đầu nhỏ, mắt lồi đáng sợ - Ảnh 2.

Bé bị khuyết thiếu não và phần trên hộp sọ.

Bé trai bị mẹ ruồng bỏ chỉ vì ngoại hình đầu nhỏ, mắt lồi đáng sợ - Ảnh 3.

Người dân tụ tập để xem mặt đứa trẻ mắc bệnh lạ.

Bé trai bị mẹ ruồng bỏ chỉ vì ngoại hình đầu nhỏ, mắt lồi đáng sợ - Ảnh 4.

Tỷ lệ mắc bệnh của bé trai này rơi vào con số chỉ 3/10.000 ca.

(Nguồn: D.M)