Bạn sẽ không còn dám làm điều này mỗi khi nước vào tai nữa đâu

Nov, Theo Trí Thức Trẻ 15:03 06/06/2017

Nước vào tai cứ ù ù mỗi khi bơi xong thật khó chịu. Bạn sẽ lấy ngay bông ngoáy tai để xử lý chúng phải không? Nhưng bạn sẽ không dám làm điều này nữa sau khi đọc bài viết này đâu.

Mỗi khi bạn đi bơi hay tắm, việc nước tràn vào tai là điều khó tránh khỏi. Cái cảm giác tai ù ù và nặng 1 bên tai thật khiến bạn thấy khó chịu.

Bạn tìm mọi cách để lấy nó ra, nào là nghiêng đầu qua 1 bên rồi dùng tay vỗ vỗ, nghiêng đầu sang bên tai có nước rồi nhảy lò cò 1 chân trong khi đầu vẫn nghiêng...

Và không ít người chọn giải pháp nhanh nhất, đó là dùng bông tăm, ngón tay hay dụng cụ ngoáy tai để chúng có thể hút thật nhanh chỗ nước mắc kẹt trong tai.

Bạn sẽ không còn dám làm điều này mỗi khi nước vào tai nữa đâu - Ảnh 1.

Nhưng đây thật sự là 1 thói quen cực nguy hại. Bởi tai là 1 khu vực cực kỳ nhạy cảm, việc bạn đưa 1 vật thể lạ vào tai có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, đôi khi gây ảnh hưởng đến thính giác.

Ngoài ra, việc bạn đưa bông tăm vào tai vô tình đẩy ráy tai, vi khuẩn, nước... đang trên đường thoát ra ngược trở lại và vào sâu bên trong ống tai hơn.

Bạn sẽ không còn dám làm điều này mỗi khi nước vào tai nữa đâu - Ảnh 2.

Tệ hại hơn, hành động đưa quá sâu bông tăm vào tai có thể làm rách lớp màng mỏng phía cuối ống tai, gây hiện tượng thủng màng nhĩ. Thậm chí, việc làm này còn gây tổn thương phía sau màng nhĩ, gây trật khớp chuỗi xương con gây giảm thính lực.

Vì thế, bạn không nên sử dụng bông ngoáy tai hay dụng cụ sắc nhọn mỗi khi bị nước vào tai.

Thay vào đó, Giáo sư Erich Voigt - bác sĩ thuộc khoa tai mũi họng của Trung tâm Y tế NYU Langone, Mỹ chia sẻ: "Cách đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ nước trong tai đó là bạn nên kéo hoặc giật dái tai, đồng thời nghiêng đầu sang bên tai có nước.

Bạn sẽ không còn dám làm điều này mỗi khi nước vào tai nữa đâu - Ảnh 3.

Nước thường kẹt lại ở phần xoắn của ống tai. Để loại bỏ nước bị kẹt, bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo thẳng tai ra để nước chảy ra ngoài 1 cách dễ dàng là được".

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghiêng đầu sang 1 bên, sau đó mở và đóng hàm như khi đang ngáp. Thực hiện động tác này trong vài phút, nước sẽ chảy từ ống tai ra ngoài.

Bạn sẽ không còn dám làm điều này mỗi khi nước vào tai nữa đâu - Ảnh 4.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 1 chiếc khăn để thấm hút nước trong tai một cách nhẹ nhàng. Hoặc không bạn cũng có thể nhỏ 3 - 4 giọt hỗn hợp giấm trắng và cồn (tỉ lệ 1:1) hoặc nước oxy già pha loãng với nước vào tai.

Cồn sẽ giúp làm bay hơi nước mà, nên sau 30 giây, bạn nghiêng đầu sang 1 bên để phần dung dịch còn thừa thoát ra ngoài.

Nếu bạn đã làm đủ mọi cách mà nước vẫn còn lại trong tai nhiều ngày thì lựa chọn cuối cùng là đến gặp bác sĩ tai mũi họng.

Nguồn: BusinessInsider