Bạn đang thực sự giảm cân hay giảm mỡ?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 21/03/2019

Vì sao chúng ta thường rất chật vật và thất bại với việc giảm cân? Các chuyên gia y tế và thẩm mỹ có cùng chung nhận định: nguyên nhân vì đại đa số các trường hợp thiếu quyết tâm, hoặc là có hiểu biết chưa đầy đủ, chính xác về cấu trúc cơ thể, hoặc cả hai.

Giảm mỡ thừa – mục tiêu của giảm cân 

Chúng ta đều biết thừa cân, béo phì gây ra những hậu quả như thế nào: nặng nề, xấu xí mất thẩm mỹ, gây tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gánh nặng cho hệ xương khớp, làm giảm chất lượng đời sống tình dục... Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể là điều tất cả mọi người đều hướng tới.

Bạn đang thực sự giảm cân hay giảm mỡ? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, rất nhiều người đã sai lầm khi cho rằng việc giảm cân đồng nghĩa với giảm trọng lượng đơn thuần. Bởi vậy, họ áp dụng các biện pháp hà khắc như nhịn ăn, loại bỏ hoàn toàn tinh bột và chất đạm, đường, thậm chí sử dụng thuốc giảm cân có tác động lên thần kinh trung ương nhằm làm giảm nhu cầu ăn. Hậu quả là sức khỏe bị giảm sút, nhiều trường hợp rơi vào suy nhược cơ thể thậm chí tử vong. Điều đáng nói là sau một thời gian, khi chế độ ăn uống bình thường được thiết lập lại, họ nhanh chóng tăng cân như cũ. Như vậy, việc giảm cân không thành mà còn gây ra sự tăng giảm trọng lượng liên tục, khiến các cơ chảy nhão kém săn chắc.

Thực tế, trọng lượng cơ thể là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như nước, cơ bắp, mỡ... Tỉ lệ mỡ trong cơ thể hay còn gọi là chất béo, nó chính xác là những gì mà người thừa cân béo phì muốn "tống khứ" ra khỏi cơ thể. Hay nói cách khác: quá trình giảm cân tối ưu là hướng đến tăng cơ bắp và giảm mỡ thừa.

Khi bạn giảm được lượng mỡ thừa thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý, bạn sẽ trông thon gọn và săn chắc hơn dù có thể trọng lượng giảm đi không đáng kể. Đó chính là kết quả của việc tăng cơ, giảm mỡ, vì thực tế trọng lượng của mỡ nhẹ hơn nhiều so với cơ bắp.

Rất nhiều người trong quá trình giảm cân đã bỏ cuộc vì sau một thời gian thấy trọng lượng không giảm hoặc giảm rất ít. Thực tế, có thể cơ thể họ đã mất đi một lượng mỡ thừa, trong khi cơ bắp tăng lên, hoặc là vì lý do khác ví dụ như cơ thể giữ nước.

Do đó, nếu không xác định được tỉ lệ mỡ trong cơ thể, rất khó để có thể hoàn thiện một quá trình giảm cân đúng cách.

Làm thế nào xác định tỉ lệ mỡ thừa trong cơ thể?

Cách đơn giản nhất là ngắm mình trong gương và so sánh với các cô hoa hậu, người mẫu? Bạn cũng biết cách này chỉ mang tính chất tương đối, vì bạn sẽ thấy so với họ, bạn luôn thiếu chỗ cần và thừa chỗ không cần.

Cách thứ hai là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body mass index). BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số BMI của mình bạn có thể biết mình đang trong trang thái thiếu cân, vừa cân hay thừa cân. 

Cụ thể là: BMI < 18.5: bạn gầy; 18.5 < BMI < 25: bạn vừa người, sức khỏe tốt; 25 < BMI < 30: bạn thừa cân; BMI > 30: bạn bị béo phì. 

Tuy nhiên, cách này cũng được đánh giá là không chính xác. Ngoài ra, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp tính tỉ lệ mỡ cơ thể như công thức Bruck, công thức Bongard, công thức Lorentz, công thức Broca hay công thức tính của Quân đội Mỹ - GymLord... nhưng thực sự chúng rất rắc rối.

Bạn đang thực sự giảm cân hay giảm mỡ? - Ảnh 2.

Máy đo lượng mỡ cơ thể HBF-375 Omron

Hiện nay, giải pháp đã được đơn giản hóa triệt để với máy đo lượng mỡ cơ thể Omron. Sử dụng công nghệ cảm biến đo trên toàn bộ cơ thể, máy đo lượng mỡ cơ thể Omron giúp phân tích, đánh giá và hiển thị chính xác: Trọng lượng cơ thể, hiển thị và phân loại, đánh giá tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng.

Bạn đang thực sự giảm cân hay giảm mỡ? - Ảnh 3.

Mỡ nội tạng là mỡ ở bụng và các cơ quan quan trọng xung quanh. Mỡ nội tạng khác với mỡ dưới da vì mắt thường không nhìn thấy được. Mỡ nội tạng chỉ được nhìn thấy thông qua hình ảnh cộng hưởng (MRI)

Mỡ nội tạng quá cao được coi là nguyên nhân trực tiếp làm tăng lượng mỡ trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: Cholestorol cao, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Để ngăn ngừa hoặc cải thiện những bệnh này, điều quan trọng là cần giảm lượng mỡ nội tạng xuống ở mức chấp nhận được.

Ngoài ra, máy còn cho biết tỷ lệ cơ xương; tỷ lệ mỡ dưới da của toàn bộ cơ thể: bụng, chân, tay; chỉ số khối cơ thể (BMI), mức chuyển hóa cơ thể (BMR), giúp bạn biết được lượng calo cần thiết cung cấp cho các hoạt động hàng này của cơ thể, tránh nạp quá năng lượng gây dư thừa và sẽ tích tụ lại dưới dạng mỡ. Máy hiển thị tuổi theo đánh giá tình trạng cơ thể và đưa ra đánh giá ở các mức độ: gầy, tiêu chuẩn, thừa cân và béo phì.

Máy đo lượng mỡ Omron còn tích hợp chức năng so sánh hiển thị mức mỡ nội tạng và mức cơ xương của các vùng khác nhau của cơ thể (toàn cơ thể, bụng, chân và tay) giúp bạn có thể so sánh với người có cùng vóc dáng, tuổi và giới tính. Bạn có thể kiểm soát được từng phần của cơ thể mình, từ đó lên kế hoạch cụ thể trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, đồng thời phát hiện sớm các bệnh do thừa mỡ gây ra.

Về nguyên lý hoạt động: Máy đo lượng mỡ Omron sử dụng phương pháp trở kháng sinh điện, bằng cách sử dụng dòng điện yếu chạy qua cả 2 tay và 2 chân. Đó chính là phương pháp BI (trở kháng sinh điện/ Kháng sinh học).

Dựa trên đặc tính: các mô có chứa nước nên có khả năng dẫn điện dễ dàng, nhưng các mô mỡ lại có khả năng dẫn điện kém, máy tính toán tỷ lệ mô mỡ và mô không mỡ. Khi đó, dòng điện cực thấp sẽ truyền qua cơ thể với tần số khoảng 50kHz và không quá 500µA để xác định lượng tế bào mỡ.

Dó đó, máy cho ra kết quả chính xác, giúp người sử dụng biết được các chỉ số phân tích lượng mỡ cơ thể của mình và chủ động điều chỉnh lối sống và mức độ luyện tập cho phù hợp.

Hướng tới mục tiêu vì một cơ thể không bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, Omron đưa ra chương trình khuyến mãi hỗ trợ khách hàng với nhiều phần quà hấp dẫn.

Hãy tham gia chương trình khuyến mãi đặc biệt cùng Omron Healthcare, chi tiết xem tại đây.

Bạn đang thực sự giảm cân hay giảm mỡ? - Ảnh 4.

Chi tiết thông tin sản phẩm xin liên hệ tại website: Omron- yte.com.vn hoặc Facebook: Omron Healthcare Vietnam.