Giờ đã là giữa năm 2017. Thật không ngoa khi nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại mà thời gian sinh hoạt trên Internet có khi nhiều hơn cả sinh hoạt đời thường. Sự phát triển thần tốc của công nghệ, của truyền thông khiến những người trẻ đi làm khó khi nào mà rời chiếc smartphone của mình ra được. Thông tin ồ ạt chạy qua mỗi

Giờ đã là giữa năm 2017. Thật không ngoa khi nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại mà thời gian sinh hoạt trên Internet có khi nhiều hơn cả sinh hoạt đời thường. Sự phát triển thần tốc của công nghệ, của truyền thông khiến những người trẻ đi làm khó khi nào mà rời chiếc smartphone của mình ra được. Thông tin ồ ạt chạy qua mỗi ngày, các marketer thì luôn cố gắng để bắt sự chú ý của người dùng nhất. Thứ gì sẽ làm bạn dừng ngón tay lướt trên màn hình lâu hơn một phần giây? Chắc hẳn phải là thứ gì mới, gây sốc hoặc phải thật lạ lùng và sáng tạo.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 1.

Nguồn: http://cinemagraphs.com/

Một trong những thứ từng làm mọi người ai ai cũng thích thú là cinemagraph. Thực ra đây là một khái niệm không mới. Cinemagraph là ảnh có khả năng tùy biến vùng chuyển động. Tức là, chỉ một phần của đối tượng trong bức ảnh chuyển động và làm những hành động lặp lại, còn phần còn lại thì tĩnh như ảnh bình thường chúng ta chụp vậy. Nhờ đặc điểm này, cinemagraph thường được dùng để miêu tả quá trình chuyển động, hoặc để thể hiện một ý tưởng độc đáo.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 2.

Cụm từ “cinemagraph” ra đời vào năm 2011 do hai nhà nhiếp ảnh người Mỹ Kevin Burg và Jamie Beck tạo ra, ghi thêm vào danh sách cách loại ảnh động (gọi chung là GIF - Graphics Interchange Format) đã xuất hiện từ những năm 80s. Đến ngày nay, ảnh động có rất nhiều loại, ví dụ như boomerang, quay ngược (rewind), vòng tuần hoàn (loop) hay một đoạn clip ngắn (animation).

Thế nhưng loại ảnh động này một lần nữa lại tạo nên trào lưu mới vào tháng 7 vừa qua, vậy điều gì lại làm người ta chú ý đến một khái niệm nghệ thuật không mới như vậy?  

Một trào lưu đã tái sinh thì tất nhiên phải trải qua nâng cấp, và lần này, sự nâng cấp nằm ở trải nghiệm người dùng. Không còn những giờ cắt ghép dài dằng dặc và toàn kỹ thuật, không còn máy móc cồng kềnh, cinemegraph 2017 xuất hiện theo đúng xu hướng công nghệ tương lai: tất cả tích hợp trong một chiếc smartphone.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 3.

Khi Samsung Galaxy S8 ra đời vào tháng 4 năm 2017 với màn hình vô cực đầu tiên trên thế giới, rất nhiều tín đồ công nghệ đã tìm tòi các trải nghiệm có thể có với chiếc máy này. Và mới đây, những kẻ sáng tạo còn khám phá ra việc tận dụng tính năng màn hình của Galaxy S8 để chụp cinemagraphy và lan truyền trào lưu này một cách vô cùng thích thú.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 4.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến việc chụp cinemagraphy với Galaxy S8 trở nên hấp dẫn đến mức trở thành một trào lưu gây bão? Câu trả lời nằm ở chính cấu tạo của máy. Chiếc Samsung đời mới nhất này có màn hình hiển thị tràn ra bao vát vào thân máy, một bước hoàn thiện vượt trội từ Galaxy S7 edge. Cộng thêm hai thanh thao tác trên và dưới màn hình được thu nhỏ tối đa, khiến thiết bị này gần như là không viền khi đang thao tác. Chiếc máy khi bật chế độ ảnh hay video và để trước vật thể thì chẳng khác nào một tấm kính, có thể nhìn xuyên qua được thật vậy. Tỷ lệ màn hình 18.5 : 9 dài hơn hẳn màn hình điện thoại thông thường (16:9) hỗ trợ hình ảnh to và rõ nét hơn, lấy được nhiều chi tiết trong quá trình ghi hình giúp người dùng thỏa sức sáng tạo.  

Samsung, rất nhanh chóng, đã gọi trào lưu này là “Invisible Cinemagraph” -  Ảnh động vô cực. “Invisible” ở đây không phải là vô hình mà là tàng hình, chính là để chỉ tính năng “tắc kè hoa” hòa mình vào khung cảnh của chiếc máy này. Sẽ là một cảm giác rất khác khi bạn chụp một tấm hình và nhận ra mình đang cầm trên tay một mảnh nguyên vẹn cắt ra từ khung cảnh đó. Với “Invisible cinemagraph”, thoạt nhìn qua, rất khó để phát hiện người trong ảnh đang sử dụng một chiếc điện thoại để làm hình động. Một cảm giác rất thật, rất giống với cách thu nhận thông tin của mắt người. Cảm giác này chính là thứ mà bất kỳ nhà thiết kế UX (user experience) nào cũng khát khao đạt được. Đến đây tôi chợt nghĩ, có khi nào chữ “Invisible” cũng là để chỉ mong muốn hòa tan vào cuộc sống của khách hàng, trở thành một thứ tiện nghi rất tự nhiên và không thể thiếu của dòng sản phẩm này?

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 5.

Không ngạc nhiên rằng, “Invisible Cinemagraph” đã nhanh chóng lan tỏa trong giới nghệ sỹ - những đi tiên phong trong công việc sáng tạo và các xu hướng thời thượng. Nếu như Dũng Yoko hay Sơn Đoàn dùng invisible cinemagraph để tạo nên những thước phim đậm chất điện ảnh, thì Phương Ly, Don Nguyễn, Vương Anh… lại chia sẻ những khoảnh khắc đời thường gần gũi. Điều này chứng tỏ chỉ với một thủ thuật đơn giản và một chiếc máy đủ công năng, sức sáng tạo của con người là không giới hạn. Sự phát triển của công nghệ đã biến công việc cắt dựng ảnh động vốn “quá sức” với người thường giờ trở nên đơn giản đến mức ai cũng thao tác được.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 6.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 7.

Chúng ta hay nói về những thứ đang mốt với tâm thế truyền thông – như một thứ mà ai cũng đang nói đến - mà quên mất cái mốt ấy xuất phát từ chính nhu cầu đời sống phong phú của chúng ta. Một chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ việc sáng tạo chính là để thúc đẩy nhu cầu sáng tạo trong mỗi con người.

Ảnh động vô cực - Trào lưu hay khởi điểm của cách mạng Smartphone - Ảnh 8.

Để làm được điều này, các chức năng cơ bản nghe gọi nhắn tin lướt web đã trở thành không đủ. Khi việc tiếp cận với nguồn tài nguyên mạng và những ứng dụng phần mềm trở nên bình đẳng với tất cả mọi người, các nhà sản xuất phải đem đến trải nghiệm mới mẻ vượt trội hơn ngay từ phần cứng. Chiếc màn hình vô cực của Samsung Galaxy S8 chính là ví dụ thức tỉnh những nhà sản xuất khác.

Khi kỷ nguyên Internet of Things đã bắt đầu, con người quay về tập trung vào thứ cơ bản nhất là trải nghiệm với đồ vật, với những tính năng vật lý. Với bước đi này, loạt ảnh động vô cực của Samsung không chỉ là một trào lưu nhất thời, mà còn là gợi mở cho khả năng sáng tạo không giới hạn cho những gì chúng ta có thể làm với một chiếc smartphone. Hoặc có thể nói, đây là điểm khởi đầu cho cuộc chiến về phần cứng giữa những ông lớn công nghệ, cuộc chiến mà bấy lâu nay tưởng chừng đã bị lãng quên trong những thiết kế đơn giản và an toàn quá mức.  

Chuân Chiêu
Chillinmind
V.
Theo Trí Thức Trẻ17/08/2017