Ai cũng từng thắc mắc chụp ảnh ban đêm hay bị mắt đỏ, đây là lí do tại sao

Tân Phan, Theo Trí Thức Trẻ 14:00 07/07/2017

Không cần phần mềm gì cả, chúng ta có thể tránh hiện tượng mắt đỏ bằng mẹo rất đơn giản.

Mặc dù công nghệ hiện nay đã làm đơn giản hóa tối đa việc chụp ảnh, tuy nhiên có một hiện tượng mà máy ảnh vẫn chưa thể khắc phục một cách triệt để hoàn toàn. đó chính là hiện tượng mắt đỏ. Hiện tượng này là gì và làm thế nào để khắc phục nó, hãy đọc bài viết sau.

Hiện tượng mắt đỏ rất dễ thấy trong những tấm ảnh chụp có flash vào buổi tối, như ví dụ dưới đây:

Ai cũng từng thắc mắc chụp ảnh ban đêm hay bị mắt đỏ, đây là lí do tại sao - Ảnh 1.

Tại sao chúng ta lại bị hiện tượng này?

Ai cũng từng thắc mắc chụp ảnh ban đêm hay bị mắt đỏ, đây là lí do tại sao - Ảnh 2.

Trong điều kiện ánh sáng tối, đồng tử của mắt sẽ giãn ra giúp ánh sáng đi vào con người được nhiều hơn, ngược lại đồng tử mắt của con người sẽ co hẹp lại khi có ánh sáng chói chang. Lúc đồng tử mắt mở to ra, việc ánh sáng chiếu vào một cách trực tiếp sẽ soi sáng những bó mạch máu đằng sau con ngươi. Thông thường, đồng tử của con người sẽ co hẹp lại trong điều kiện ánh sáng mạnh, tuy nhiên việc chụp ảnh bằng flash chói chang đột ngột trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ khiến đồng tử không kịp co hẹp lại, khiến tròng mắt chúng ta có hiện tượng đỏ lên.

Làm thế nào để khắc phục?

Ai cũng từng thắc mắc chụp ảnh ban đêm hay bị mắt đỏ, đây là lí do tại sao - Ảnh 3.

Để giảm hiện tượng này, các máy ảnh và smartphone hiện đại ngày nay đều có tính năng nháy một lần flash trước (không chụp) để đồng tử mắt co lại, sau đó mới tiến hành đánh flash để chụp ảnh. Đó chính là lí do bạn thấy flash chớp 2 lần khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, cái chớp đầu để đồng tử mắt co lại nhằm giảm mắt đỏ, còn cái chớp thứ 2 mới là chụp thật.

Ngoài ra, chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách nhìn vào nguồn sáng mạnh, ví dụ như đèn đường, đèn xe, v.v... trước khi chụp ảnh bằng flash trong điều kiện ánh sáng yếu. Lúc này đồng tử của bạn đã co lại vì ánh sáng mạnh trước đó nên sẽ không bị hiện tượng mắt đỏ trong ảnh.

Vì sao có nhiều người bị hiện tượng này và có người không? Đó chính là do kích thước đồng tử của chúng ta hoàn toàn không giống nhau, đồng thời tuổi tác và màu mắt cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề này. Những người có da sáng màu và mắt xanh dương hoặc xanh lá cây thường ít bị hiện tượng này hơn.

Ai cũng từng thắc mắc chụp ảnh ban đêm hay bị mắt đỏ, đây là lí do tại sao - Ảnh 4.

Và không chỉ con người bị hiện tượng này, ngay cả động vật cũng như thế nhưng màu mắt của một số loại sẽ có màu rất khác, ví dụ màu hổ phách chẳng hạn.

(Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày