7 lợi ích khi sinh viên đi làm thêm

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 27/03/2019

Tìm một công việc bán thời gian có thể là điều bạn ít quan tâm bởi phải luôn quay cuồng với các bài tập và kỳ thi ở trường đại học. Nhưng nếu biết sử dụng thời gian hợp lý, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời khi làm thêm trong khi vẫn còn đi học. Hãy cùng điểm tên một số lí do sinh viên nên làm

Kiếm việc nhanh tại trang tuyển dụng uy tín careerlink.vn.

Tài chính

Đại đa số sinh viên chưa phải lo đến vấn đề tài chính do được bố mẹ, người thân… hỗ trợ. Nếu đi làm thêm bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập nữa để trang trải cuộc sống, mua sách báo, tài liệu tham khảo… Khi được tiêu những đồng tiền do chính mình vất vả kiếm ra bạn sẽ thấy những "giá trị" khác so với tiền bạn được cho. Từ đây, bạn cũng sẽ biết trân trọng hơn sức lao động của bản thân và của bố mẹ, người thân của bạn. Và biết đâu, với số tiền bạn kiếm và tích lũy được, bạn sẽ có thể có cơ hội đầu tư để sinh lời hay biết cách lập kế hoạch tài chính ngắn hạn – dài hạn cho riêng mình… Đối mặt sớm với tài chính, bạn sẽ trưởng thành hơn mỗi ngày để khi rời khỏi giảng đường bạn có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.

7 lợi ích khi sinh viên đi làm thêm - Ảnh 1.

Trải nghiệm thực tế cuộc sống

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, từ sách vở đến thực tế cuộc sống cách nhau một đoạn không nhỏ. Là sinh viên, có nghĩa bạn đã trên 18 tuổi. Những mơ mộng vẫn còn nhưng đừng nên ở quá xa mặt đất bạn nhé. Đi làm thêm, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống quanh bạn. Thế giới quan của bạn sẽ mở rộng hơn, thay vì chỉ nhìn thấy toàn "màu hồng". Bạn sẽ thấy những mặt khác của cuộc sống, thậm chí cả những mặt trái xấu xí. Bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người, nhiều việc hơn. Những trải nghiệm này sẽ giúp bạn tích lũy vô số kỹ năng mềm cần thiết và tâm lý cũng trở nên vững vàng hơn.

Mở rộng các mối quan hệ

Đi làm thêm, các mối quan hệ của bạn không còn gói gọn trong phạm vi nhà trường, gia đình. Bạn sẽ gặp nhiều người khác nhau, có các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, sếp, khách hàng… Tùy từng môi trường làm thêm mà bạn tiếp xúc với những người như thế nào. Trong đó sẽ có người giúp đỡ hỗ trợ bạn, hoặc có người lợi dụng bạn, chèn ép bạn… Từ đó, bạn sẽ học được cách nhìn người, phân biệt tốt xấu và cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân.

7 lợi ích khi sinh viên đi làm thêm - Ảnh 2.

Thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở, đi làm thêm sẽ khiến cho cuộc sống của bạn phong phú hơn, giúp bạn trở nên năng động hơn. Giao tiếp với nhiều người, nhìn thấy nhiều điều mới mẻ, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống với góc nhìn đa chiều sẽ giúp bạn hiểu biết và tự tin hơn.

Biết cách quản lý quỹ thời gian

Bạn vẫn đang ngồi trên giảng đường, làm thêm chỉ là bước một bước nhỏ vào cuộc sống thôi. Trọng điểm, hay mục tiêu số một của bạn vẫn là việc học. Vì vậy, bạn bắt buộc phải sắp xếp thời gian biểu của mình khoa học, hợp lý để đảm bảo việc học, lại có thể đi làm thêm. Việc sắp xếp thời gian biểu khoa học lúc này giúp rèn luyện tư duy của bạn, giúp bạn quản lý quỹ thời gian ít ỏi của mình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với bạn. Sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học còn giúp bạn đảm bảo sức khỏe để học tập và làm việc.

Biết vận dụng lí thuyết vào thực tế

Nếu công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành bạn đang học thì là một cách tuyệt vời để vận dụng lý thuyết vào thực tế. Điều đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc học của bạn.

Có thêm kinh nghiệm và làm đẹp CV

Kinh nghiệm là điều tất nhiên bạn sẽ có được đi làm thêm khi vẫn còn ngồi trên giảng đường. Quá trình này sẽ mang đến cho bạn vô số kinh nghiệm từ cách giao tiếp ứng xử thông thường, cho đến kiến thức chuyên sâu, chi tiết các vụ việc cụ thể…

Có kinh nghiệm sẽ là lợi thế của bạn trước nhà tuyển dụng. Trong CV của bạn, ở mục kinh nghiệm, thay vì trắng trơn thì bạn có thể tự tin liệt kê ra vô số kinh nghiệm bạn đã thực sự trải qua khi vẫn còn là sinh viên. Những dòng kinh nghiệm đó sẽ làm CV của bạn "đẹp" hơn và được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Và biết đâu đấy, trong quá trình làm thêm, sự xuất sắc của bạn chinh phục nhà tuyển dụng, và chỉ đợi tốt nghiệp, bạn sẽ có được công việc chính thức mà không cần phải trải qua giai đoạn thử việc.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày