6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 22/08/2017

Hoá ra từ trước tới giờ bạn vẫn luôn lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam như thế này đây? Liệu phi công chỉ đơn giản là người mặc đồng phục đẹp, kéo vali từ sân băng đến buồng lái trông thật ngầu?

1. Phi công toàn “con ông cháu cha”

Cứ nhắc đến học làm phi công là mọi người sẽ hỏi: Nhà con có làm trong ngành không mà học nghề phi công? Sự thật thì không phải cứ có người nhà làm trong ngành là sẽ được ưu tiên hơn bởi phi công là nghề đòi hỏi thực lực. Có người nhà làm trong ngành chỉ giúp bạn tiếp cận thông tin để đến với nghề nhanh hơn mà thôi! Có rất nhiều bạn trẻ "tay ngang" chuyển sang học làm phi công và trở thành Cơ phó của Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines chỉ trong thời gian ngắn như anh bạn Đức Nghĩa chẳng hạn.

6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam - Ảnh 1.

2. Xong bậc đại học mới đủ tiêu chuẩn học làm phi công

Một điều bất ngờ mà có thể bạn chưa biết: Để đủ điều kiện bắt đầu học làm phi công, bạn chỉ cần tốt nghiệp bậc trung học phổ thông mà thôi. "Mùa hè năm 18 tuổi, mình đi qua đường Hồng Hà, thấy biển của Trường Phi công Bay Việt và từ đấy mình biết là mình sẽ không học đại học nữa (dù đã trúng tuyển Đại học Hà Nội) mà sẽ theo đuổi nghề phi công” - Trọng Tùng, một trong những cơ phó trẻ tuổi nhất của Vietnam Airlines chia sẻ.

Tuy nhiên là, sau này nếu bạn muốn vươn lên xa hơn như các vị trí huấn luyện... thì vẫn cần một tấm bằng đại học đấy nhé!

6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam - Ảnh 2.

3. Phi công là nghề ưu tiên nam giới

Đừng để hình ảnh các "soái ca" trên những tấm poster quen thuộc đánh lừa bạn. Chỉ cần cao trên 1m60, tuổi đời trong khoảng 18-35, đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1 theo quy định của CAAV, đồng thời có chỉ số thông minh (IQ) và độ khéo léo nhất định, các cô gái hoàn toàn có thể trở thành "soái tỷ" lái những chú chim sắt bay khắp bốn bể.

Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn trên cũng không hề dễ như ăn kẹo đâu. Vậy mới thấy các nữ phi công của chúng ta phải có một bản lĩnh kiên cường, một sức khoẻ dẻo dai không thua kém các chàng trai tẹo nào phải không?

6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam - Ảnh 3.

4. Phi công không cần giỏi ngoại ngữ

Sai lầm to! Để có thể học làm phi công, điều kiện tiên quyết đó chính là bạn phải... cực kỳ thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Vì sao ư? Bởi là phi công, bạn sẽ bay tới rất nhiều sân bay quốc tế. Nếu không thành thạo tiếng Anh, chỉ cần nghe sai hướng dẫn của đài kiểm soát không lưu là bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối rồi đấy. Thêm nữa, tất cả các giáo trình dạy học của phi công đều viết bằng Anh ngữ, các giáo sư chủ yếu cũng là người nước ngoài. Đó là chưa kể hệ thống nút bấm trên máy bay được kí hiệu hoàn toàn bằng tiếng Anh nữa.

Hiện nay, yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào tối thiểu đối với học viên phi công là 550 điểm TOEIC hoặc tương đương, đặc biệt chú trọng khả năng nghe và nói. Như câu chuyện của anh bạn Quốc Bảo, nhờ số điểm 865 TOEIC, Bảo đã trở thành 1 trong 3 học viên giành được học bổng danh giá của Trường phi công Bay Việt và hiện tại là người duy nhất duy trì được học bổng suốt quá trình học của mình. Phi công quả thực là những người trí dũng song toàn, bạn nhỉ?

6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam - Ảnh 4.

5. Làm phi công dễ... ế

"Suốt ngày bay trên trời thì lấy đâu ra thời gian hẹn hò?" Nhưng thật ra, chàng phi công mà bạn thích lại là người khá chủ động trong lịch làm việc và một khi rời khỏi sân bay là toàn tâm toàn ý với gia đình và người thương thôi đó.

"Anh chọn nghề này vì giờ giấc chủ động lắm em à. Ngoài giờ bay đã được lên lịch sẵn, anh hoàn toàn có thể dành thời gian cho những điều khác mà không lo công việc bỗng dưng ập đến. Không có cuộc gọi bất chợt từ sếp đâu nhé!" - Tuấn Vinh, anh chàng phi công điển trai cười tươi.

Các chàng phi công ngoài đời chẳng hề lạnh lùng như trong phim ảnh, trái lại còn vui tính, thông minh và ưa nhìn nữa, chị em không "đổ" mới là lạ.

6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam - Ảnh 5.

6. Phải sang nước ngoài hoàn toàn mới có thể học làm phi công bài bản

Nếu bạn từng nghĩ “chỉ du học nước ngoài mới có thể huấn luyện phi công từ A-Z” thì bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng: Hiện nay, ở Việt Nam đã có trường đào tạo phi công hoàn toàn có thể đào tạo các khóa lý thuyết với giáo trình và chất lượng chuẩn châu Âu. Đặc biệt các khóa học về Lý thuyết Phi công vận tải Hàng không và Huấn luyện MCC (Multi Crew Cooperation – Phối hợp tổ lái nhiều thành viên) sẽ được giảng dạy ngay tại trong nước.

Bất ngờ hơn nữa đối với các bạn có mong muốn trở thành phi công ở các tỉnh phía Bắc: Trường Phi công Bay Việt kết hợp cùng tổ chức giáo dục Ella Study Vietnam lần đầu tiên tổ chức tuyển sinh tại Hà Nội cho 2 khoá Huấn luyện phi công cơ bản ATP20 & ATP21, đưa những bạn trẻ đam mê chinh phục bầu trời đến gần hơn với ước mơ bay.

6 lầm tưởng về nghề phi công ở Việt Nam - Ảnh 6.

Thông tin về Trường phi công Bay Việt:

Trường Phi công Bay Việt – Viet Flight Training (Công ty Cổ phần đào tạo Bay Việt) là Công ty con của Vietnam Airlines, có sứ mệnh đào tạo, cung cấp phi công cho Vietnam Airlines và các Hãng Hàng không trong nước và khu vực.

Talkshow Chuyện nghề bay – Vạn điều hay, sự kiện đầu tiên về nghề phi công được tổ chức ở Hà Nội. Talkshow được tổ chức bởi Trường Phi công Bay Việt cùng Ella Study Vietnam vào ngày 27/08/2017 tại khách sạn Nikko Hà Nội với mục đích mang đến cho các bạn trẻ đam mê chinh phục bầu trời rất nhiều thông tin hữu ích về nghề phi công:

- Tổng quan về ngành Hàng không dân dụng và nghề phi công

- Cơ hội gặp mặt, trò chuyện với những người có cùng đam mê nghề nghiệp, đặc biệt có sự tham gia của Cơ trưởng “gạo cội” của làng phi công Việt – Nguyễn Nam Liên, anh chàng Cơ phó “tay ngang” Vũ Đức Nghĩa, Cơ phó “hot girl” của Vietnam Airlines Nguyễn Ngọc Bích và của các phi công là cựu học viên của Bay Việt.

- Được tư vấn trực tiếp bởi ban tuyển sinh của Bay Việt và có thể đăng ký thi tuyển trực tiếp hai khóa mới ATP 20 và ATP 21 ngay tại sự kiện.

Link đăng ký: https://goo.gl/AwwkSZ.