6 kinh nghiệm hữu ích chỉ mất 1 phút cho năm mới 2019: Thực hiện tốt, cả năm chỉ ''ngồi không''!

Như Quỳnh, Theo Trí Thức Trẻ 19:41 01/02/2019

Nếu bạn hỏi tôi muốn trở thành người như thế nào, tôi của hiện tại sẽ trả lời rằng: trở thành một người có nguyên tắc, hiểu nguyên tắc của bản thân và kiên trì những nguyên tắc đó.

Cuốn "100 điều cơ bản" của Matsuura Yataro ghi chép lại những kinh nghiệm nguyên tắc của ông trong suốt nhiều năm làm việc, tương tự như vậy, Ray Dalio, người sáng lập của Bridgewate cũng viết cuốn "Principle" (Nguyên tắc) để chia sẻ những nguyên tắc cuộc sống của bản thân.

Cá nhân mình, trước khi lên kế hoạch cho năm 2019, tôi cũng đã tổng kết lại những kinh nghiệm của năm ngoái, từ trong đó chọn ra 6 kinh nghiệm mà tôi cho rằng sẽ giúp ích rất nhiều trong năm mới để chia sẻ với mọi người.

1. Tư duy ngược

Kinh nghiệm này đến từ Charlie Munger, đối tác tốt của "ông trùm đầu tư" Warren Buffett, khoảnh khắc đọc được nó tôi như bừng sáng lên vậy.

Chúng ta thông thường có thói quen tư duy thuận, tư duy ngược là một phương pháp nhắc nhở mọi người cách lật lại suy nghĩ vấn đề. Ví dụ khi bạn ngồi viết ra kế hoạch cho năm mới, tư duy thuận sẽ nghĩ rằng để nhận được phần thưởng thật lớn vào cuối năm, tôi phải làm được 1, 2, 3; còn tư duy ngược lại nghĩ rằng để có được giải thưởng thật lớn cuối năm, thứ mà tôi cần tránh có 1, 2, 3…

Ví dụ khác, bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc, tư duy thuận sẽ nghĩ rằng để được như vậy, bạn cần có một công việc tốt, có một người bạn đời tốt; còn tư duy ngược lại nghĩ được rằng bạn không được phép lười biếng hay hoang phí.

Lật ngược lại vấn đề và suy nghĩ, ngẫm xem mình phải tránh những bẫy nào mới có thể đạt được mục đích, thay đổi góc nhìn, góc suy nghĩ có thể giúp bạn nhìn ra được trọng điểm, giúp bạn "khai thông" một cách nhanh chóng hơn.

6 kinh nghiệm hữu ích chỉ mất 1 phút cho năm mới 2019: Thực hiện tốt, cả năm chỉ ngồi không! - Ảnh 1.

2. Từ từ, nhưng nhất định phải nhanh

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực ra lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ từ, bởi bất cứ chuyện gì cũng cần phải kiên nhẫn, hoàn thành từng bước từng bước một, không được nóng vội. Nhưng đời người cũng rất ngắn ngủi, thời kì năng nổ, hăng hái nhất rồi cũng sẽ qua đi, vì vậy muốn làm việc gì thì nhanh nhanh lên một chút.

Đối với những chuyện muốn làm thì đừng suy nghĩ quá nhiều. Mình hợp hay không hợp, thích hay không thích, làm được hay không, những vấn đề này không phải cứ nghĩ là có đáp án được. Phải nhanh chóng đi làm, đồng thời thiết lập một cơ chế phản hồi thật hiệu quả, không đúng thì điều chỉnh, đúng thì tiếp tục. Hành động có thể gấp nhưng tâm lý phải bình tĩnh, làm chủ được các tình huống khác nhau.

3. Đừng sợ "kế hoạch"

Nếu bản thân không biết phương hướng, vậy thì bạn sẽ mãi mãi không thể đến được đích. Bước quan trọng đó là dũng cảm lên kế hoạch, đừng bao giờ chưa làm mà đã từ bỏ, kệ, bất luận thế nào cũng hãy cứ tạo ra bản nháp trước cũng được.

Sau đó hãy thường xuyên xem lại kế hoạch, đối chiếu để hành động, hoặc là điều chỉnh hành động, hoặc là điều chỉnh kế hoạch, rồi bạn sẽ thấy cuộc sống của mình, mình tự lên kế hoạch và thực hiện nó ý nghĩa và thú vị ra sao.

6 kinh nghiệm hữu ích chỉ mất 1 phút cho năm mới 2019: Thực hiện tốt, cả năm chỉ ngồi không! - Ảnh 2.

4. Nguyên tắc 80/20

Thiết nghĩ mọi người đã quen thuộc với nguyên tắc này. Bất cứ chuyện gì, phần quan trọng nhất, mấu chốt nhất chỉ chiếm 20%, chỉ cần hoàn thành được 20% này bạn có thể đạt được 80% hiệu quả. Nói cách khác là hãy biết cách nắm bắt điểm mấu chốt.

Điều quan trọng của nguyên tắc này nằm ở chỗ phải có óc phán đoán và sự dứt khoát, chỉ tập trung, quan sát và nắm bắt trọng điểm.

Chẳng hạn như khi viết kế hoạch cho năm mới, tôi sẽ nghĩ rằng "năm nay nếu chỉ làm được việc này thôi cũng vui rồi" để lập ra một mục tiêu quan trọng nhất, công việc cũng như cuộc sống sau đó sẽ được triển khai tập trung xung quanh mục tiêu này. Đến cuối năm, dù các mục tiêu nhỏ khác chưa kịp hoàn thành nhưng mục tiêu quan trọng nhất đã được hoàn thành rồi thì cũng thấy năm nay, vậy là đáng rồi!

Năm ngoái, mục tiêu tôi là tốt nghiệp thạc sỹ + ABCD, ABCD có lẽ chỉ hoàn thành được 60%, những việc quan trọng nhất là tốt nghiệp thạc sỹ rồi đã làm được rồi, tôi rất vui, dù còn những việc dang dở những vẫn có thể an ủi bản thân rằng dẫu sao, năm nay mình cũng đã rất giỏi rồi.

5. 70% sẽ làm = 100% sẽ làm

Kinh nghiệm này đặc biệt dành cho những ai cũng bị chứng khó lựa chọn như tôi.

Khó khăn trong lựa chọn thường có hai biểu hiện, một là đối mặt với "làm" hoặc "không làm", dường như bạn phải phân tích hết tất cả các ưu điểm và nhược điểm của hai lựa chọn đó trước khi sẵn sàng đưa ra quyết định. Hai là dù đã quyết định "làm" rồi thì tâm lý vẫn như do dự. Vào thời điểm cuối cùng, hoặc là muốn rút lui, hoặc là do đang ở trong giai đoạn đầu của sự do dự nên chuẩn bị không tốt, và tỷ lệ hoàn thành là tương đối thấp.

Sau này tôi phát hiện ra rằng không cần phải 100% mà chỉ cần có xu hướng 70% muốn đi làm việc gì đó thì cuối cùng nhất định sẽ đi làm, cũng không cần phải nghĩ đông nghĩ tây, cứ quyết đoán chuẩn bị và hành động là được.

Phương pháp này giúp tôi tiết kiệm được khoảng thời gian do dự, việc hoàn thành cũng tốt hơn, khả năng chấp hành cũng được nâng cao. Tỉ lệ của mỗi người tất nhiên không giống nhau, mọi người có thể thử và tìm ra tỷ lệ thích hợp nhất với mình, thực ra đây cũng là một quá trình giúp bạn hiểu bản thân mình hơn.

6 kinh nghiệm hữu ích chỉ mất 1 phút cho năm mới 2019: Thực hiện tốt, cả năm chỉ ngồi không! - Ảnh 3.

6. Thành công = nhìn rõ bản chất sự việc + dám mạo hiểm

Tôi từng cho rằng thành công thuộc về những người nhìn rõ bản chất của sự việc, họ có tầm nhìn xa, có thể nhìn ra được con đường dẫn tới thành công giữa một xã hội rối ren.

Nhưng, tôi nhận ra rằng chỉ nhìn rõ thôi chưa đủ, bạn còn phải có một lá gan to, dám mạo hiểm, dám làm theo suy nghĩ của bản thân, có vậy bạn mới có thể thành công.

Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi cho rằng rất hữu ích để bắt đầu năm mới Kỷ Hợi, tôi xem chúng là những "Principles" của cuộc sống. Cả tôi và bạn, hãy cùng dần dần tích lũy 100 nguyên tắc cơ sở của cuộc sống của riêng mình.

Cuối cùng muốn nói một câu: Chúc mừng năm mới!