5 hiểu lầm thường trực về cô đơn: Cảm giác trống trải đôi khi không phải lúc nào cũng đi cùng với tiêu cực

Vân Anh Spiderum, Theo Helino 00:05 21/03/2018

Cô đơn là cảm giác rất nhiều người từng gặp phải. Thế nhưng, nỗi cô đơn có thực sự tồi tệ như chúng ta vẫn nghĩ?

Ở một vài thời điểm trong cuộc đời, hầu hết chúng ta từng bị bủa vây bởi nỗi cô đơn. Nước Anh, thậm chí có hẳn một vị Bộ trưởng phối hợp cùng các cơ quan chính phủ, chuyên phụ trách vấn đề liên quan đến "bệnh cô đơn". Bởi đây là một chủ đề quan trọng và bản thân căn bệnh cũng gây ra nhiều đau đớn cho người gặp phải, tuy nhiên rất nhiều sự hiểu lầm về nỗi cơ đơn vẫn đang tồn tại. Dưới đây là 5 cách hiểu sai phổ biến nhất.

1. Cô đơn là sự cô lập hoàn toàn

Cô đơn hay cô độc thực sự là khi ta không còn giao tiếp với thế giới xung quanh. Nói cách khách, đó là cảm giác không một ai thực sự hiểu ta, và ta cũng không hề cảm thấy các mối quan hệ với những người xung quanh có ý nghĩa với mình. 

5 hiểu lầm thường trực về cô đơn: Cảm giác trống trải đôi khi không phải lúc nào cũng đi cùng với tiêu cực - Ảnh 1.

Cô đơn là khi không ai hiểu ta và các mối quan hệ với những người xung quanh cũng không còn ý nghĩa nào đối với ta

Cảm giác cô đơn ngay khi ta đang ở giữa đám đông có thể là dấu hiệu của sự cô lập. Và hạnh phúc trọn vẹn nhất chỉ đến khi ta được yên tĩnh một mình. Một cuộc điều tra được tiến hành vào năm 2016 của BBC cho thấy, 5 hoạt động nghỉ ngơi phổ biến nhất, đều được thực hiện khi người tham gia ở một mình. 

Đôi khi, con người ta rất cần những khoảng lặng dành riêng cho bản thân. Để rồi ngày nào đó, việc trò chuyện với mọi người xung quanh không còn làm ta hoảng sợ. Khi ấy, sự cô đơn thực sự đã bị nhường chỗ cho con người "muốn hòa nhập" của chúng ta quay trở lại.

2. Có một dịch bệnh mang tên "cô đơn" ở thời điểm hiện tại

Sự cô đơn đang ngày càng được nói đến nhiều hơn, nhưng không có nghĩa tỉ lệ người cô đơn nhiều hơn so với quá khứ. Dựa vào nghiên cứu năm 1948, Christina Victor (trường Đại học Brunel) chỉ ra rằng, tỉ lệ người già mắc chứng cô đơn mãn tính hầu như không đổi suốt 70 năm qua. Dao động khoảng 6 - 13% người nói rằng, mình cảm thấy cô đơn trong hầu hết cuộc đời. 

Tuy nhiên, con số thực tế người luôn thấy mình cô đơn hiện nay có tăng nhẹ, bởi ngày càng nhiều người trên thế giới trải qua cảm giác này. Vì vậy thật khó để phủ nhận, cô đơn là nguyên nhân gây nên nhiều sự muộn phiền, buồn bã. 

3. Cô đơn luôn là một cảm giác xấu

Cô đơn thường để lại nhiều hệ quả, nhưng thật may hầu hết trong số đó chỉ mang tính tạm thời. Vì vậy, cô đơn không nên bị coi là cảm giác hoàn toàn tiêu cực. Thay vì thế, nó có thể giúp chúng ta có thêm những người bạn mới hay tìm cách cải thiện những mối quan hệ hiện tại. 

John Cacioppo, một nhà thần kinh xã hội học, cho hay chính cảm giác cô đơn đã thúc đẩy con người duy trì sợi dây kết nối với những người khác. Để đơn giản hóa, ông liên hệ điều này với cảm giác khát nước. Rằng khi ai đó muốn uống nước, phản xạ đầu tiên là cố gắng tìm kiếm nguồn nước để thỏa mãn cơn khát.

5 hiểu lầm thường trực về cô đơn: Cảm giác trống trải đôi khi không phải lúc nào cũng đi cùng với tiêu cực - Ảnh 2.

Phải chăng sự cô đơn cũng có tác động tới người già?

Tương tự khi cô đơn, chúng ta có xu hướng tìm kiếm những người bạn giúp mình vui vẻ và sôi nổi trở lại. Chính bản năng nguyên thủy sống quây quần thành các cộng đồng để bảo vệ, hỗ trợ nhau của con người trong hàng ngàn năm đã hình thành đặc tính trên. Điều này có ý nghĩa rất lớn, như một bàn đạp giúp chúng ta luôn giữ quan hệ với những người xung quanh.  

Dù mang tính tạm thời, cô đơn sẽ trở nên nghiêm trọng khi cảm giác này ngày càng thường trực. Nhiều bằng chứng chỉ ra, cô đơn kéo dài khiến chúng ta ít hài lòng về cuộc sống, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và dẫn tới buồn phiền. Nó cũng tạo ra một vòng luẩn quẩn khi chúng ta thoát khỏi các tình huống xã hội thường ngày, trở về nhà và thấy mình cô đơn hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu một người luôn luôn thấy cô đơn, nguy cơ bị trầm cảm sau một năm sẽ cao hơn hẳn.  

4. Cô đơn khiến sức khỏe giảm sút

5 hiểu lầm thường trực về cô đơn: Cảm giác trống trải đôi khi không phải lúc nào cũng đi cùng với tiêu cực - Ảnh 3.

Tracey Crouch, vị Bộ trưởng đầu tiên của nước Anh phụ trách về vấn nạn "cô đơn"

Nhiều số liệu thống kê hiện nay cho thấy những tác động mà sự cô đơn ảnh hưởng đến sức khỏe. Như báo cáo từ một nghiên cứu chỉ ra, cô đơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ gần ⅓, đồng thời là nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao và giảm tuổi thọ.

Tuy vậy, những kết quả trên cũng có thể bị tác động bởi nhiều nguyên nhân. Ví dụ những người sống cô lập và không thấy hạnh phúc sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn. Nhưng nó cũng xảy ra theo chiều ngược lại, rằng những người cô lập và không hạnh phúc chỉ bởi họ có một sức khỏe yếu đã ngăn cản họ hòa nhập xã hội. Hoặc có những người cô đơn xuất hiện trong bảng thông kê với sức khỏe kém chỉ bởi chính nỗi cơ đơn đó đã gặm nhấm động lực chăm sóc bản thân của chính họ. 

5. Hầu hết người già đều cô đơn

5 hiểu lầm thường trực về cô đơn: Cảm giác trống trải đôi khi không phải lúc nào cũng đi cùng với tiêu cực - Ảnh 4.

Mặc dù cảm giác cô đơn chỉ mang tính tạm thời, nhưng nó sẽ trở nên nghiêm trọng nếu xuất hiện thường trực và kéo dài.

Sự cô đơn thường dễ gặp phải ở những người cao tuổi, nhưng Pamela Qualter (Đại học Manchester) lại cho rằng, tỉ lệ cô đơn ở tuổi dậy thì cũng rất cao. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại, rằng 50 - 60% người cao tuổi không hề thấy cô đơn.

Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa khám phá hết về sự cô đơn. Đó là lý do những cuộc khảo sát như chương trình thử nghiệm cô đơn của BBC (the BBC Loneliness Experiment) do các nhà tâm lý học tới từ Manchester, Brunel và Exeter phối hợp với Wellcome Collection ra đời. Mục đích để lấp đầy hiểu biết về sự cô đơn cũng như khám phá thêm về tình bạn, sự tin tưởng và tìm ra những giải pháp giải thoát nỗi cơ đơn thực sự hiệu quả. Đem đến cảm giác được thấu hiểu, được kết nối tới nhiều người hơn nữa. 

Nguồn: BBC