Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet

, Theo Pháp luật xã hội 00:01 05/03/2014

Có lượng người dùng khổng lồ đồng thời là lượng truy cập không tính nổi, thế nhưng "vận mệnh" internet lại nằm trong tay 14 người.

Mặc dù có độ phủ cực kì rộng lớn trên mọi lĩnh vực, lượng người truy cập, sử dụng internet lên tới con số khổng lồ, thế nhưng ít ai biết rằng toàn bộ mạng internet lại bị chi phối bởi 14 người mà thực chất là chỉ có 7 người chủ chốt.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 1

Những người này hoạt động trong tổ chức mang tên ICANN (viết tắt của tổ chức đăng kí số và tên miền mạng internet) nghe thì có vẻ không quan trọng, thế nhưng nếu không có ICANN, việc truy cập vào các website cũng như sử dụng internet của con người sẽ không dễ dàng như ngày hôm nay. Hơn thế nữa, nếu như ICANN lọt vào tay kẻ xấu, không biết được hậu quả của việc này sẽ đi tới đâu.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 2
Công việc chủ yếu của ICANN là biến những kết nối số thành chữ cái.

Lấy ví dụ đơn giản, khi bạn truy cập vào địa chỉ 173.252.110.27 trên trình duyệt, bạn sẽ được chuyển hướng tới Facebook, khi bạn truy cập vào địa chỉ 173.194.118.0 bạn sẽ được chuyển hướng tới Google... Mạng máy tính cũng giống với máy tính thông thường, chúng làm việc với các con số chứ không phải chữ viết như hoạt động thường ngày của người dùng.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 3
Mạng internet được hình thành nên từ những con số chứ không phải là chữ cái như chúng ta vẫn đang sử dụng.

Những đường dẫn như Google.com hay Facebook.com được ICANN thiết lập nên để giúp người dùng truy cập tiện lợi hơn vào các website này, nói cách đơn giản hơn thì ICANN biến những địa chỉ số thành địa chỉ chữ bằng cách liên kết chúng với nhau.

Nếu như không có ICANN, liệu bạn có thể nhớ nổi đường dẫn 173.252.110.27 để truy cập vào Facebook hay không? Không những nó "làm khó" người dùng mà những liên kết giữa người dùng với internet sẽ bị thay đổi hoàn toàn.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 4
Những thành viên của ICANN đều phải sở hữu kiến thức sâu rộng về internet cũng như có đủ khả năng để nắm giữ mảnh chìa khoá dẫn tới cánh cổng kết nối này.

Giả sử, nếu như ai đó xâm nhập được vào hệ thống của ICANN và thay đổi những đường link này, người đó sẽ có khả năng điều khiển internet. Họ có thể đổi tên tất cả các website trên thế giới, quy chúng về một trang chung hoặc thậm chí là làm ra các website giả mạo để đánh lừa người dùng truy cập từ đó lấy thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân người dùng...

Trường hợp này nếu trở thành hiện thực, toàn bộ cơ sở dữ liệu của ICANN sẽ phải xây dựng lại từ đầu, không những tốn công sức mà nó còn tốn rất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới việc kết nối của toàn bộ người dùng internet.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 5
Vint Cerf - Cha đẻ internet là một trong những người đầu tiên sáng lập nên ICANN.

Chính vì lý do này mà ICANN đã chọn ra 7 người giữ trách nhiệm "trong coi" mạng internet. Ngoài 7 người chủ chốt này còn có 7 người thay thế khác để có thể xử lý trong bất kì tình huống nào xảy ra. Mỗi người này được giao một mảnh của chiếc chìa khoá thông minh, họ có trọng trách bảo vệ mảnh chìa khoá của riêng mình. Khi 7 mảnh ghép này được kết hợp, chúng sẽ tạo ra một tấm thẻ thần kì chứa mật khẩu, đưa người dùng tới quyền kiểm soát toàn mạng internet.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 6
Mỗi mảnh chìa khoá sẽ mở được một két sắt, trong mỗi két sắt lại là một phần nhỏ của tấm thẻ chưa mật khẩu hệ thống ICANN.

Nghe có vẻ khá viễn tưởng, thế nhưng đây lại là sự thật, rất nhiều hacker luôn cố gắng tìm cách có được tấm thẻ thần kì kia để chuộc lợi cá nhân. Lý do này đã khiến ICANN phải tổ chức họp thường niên 4 lần 1 năm để thay đổi mật khẩu cũng như kiểm tra xem hệ thống có gặp phải vấn đề nào không.

Tìm hiểu về 14 người nắm giữ "vận mệnh" internet 7
Mỗi năm 4 lần, các cuộc họp ICANN lại được thành lập để thay đổi mật khẩu két sắt cũng như thay đổi mật khẩu tấm thẻ chứa mật khẩu hệ thống ICANN.

Những cuộc họp của ICANN đều được tổ chức rất chặt chẽ, những người tham gia phải trải qua nhiều vòng kiểm tra mật khẩu, vân tay đồng thời không có bất kì một thiết bị liên lạc điện tử nào được lọt vào phòng họp. Nhờ có những người giữ cổng này mà việc truy cập internet của con người hiện tại mới dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.