Thủ thuật chụp ảnh bằng chế độ Pro Mode trên Samsung Galaxy S6 Edge+

Tuấn Lê, Theo Trí Thức Trẻ 14:00 15/10/2015

Bằng cách sử dụng chế độ Pro Mode, người dùng có thể cho ra đời những hình ảnh đạt hiệu quả khó tin.

Samsung Galaxy S6 Edge+ là một trong những smartphone có camera tốt nhất hiện nay, đã rất nhiều người dùng hài lòng với chất lượng hình ảnh mà chiếc điện thoại này mang lại. Tuy nhiên, phần lớn người dùng vẫn chỉ sử dụng ở chế độ Auto và chỉ nhấp chọn lấy nét chủ thể rồi chụp. Cách sử dụng này tất nhiên vẫn cho ra ảnh tốt nhưng đôi khi ở một số trường hợp lại trở nên phiền phức khi không thực hiện theo đúng ý đồ của người chụp.

May thay, giao diện chụp ảnh của Samsung đã trang bị tính năng Pro Mode, giúp người chụp có thể can thiệp sâu vào thông số để cho ra những bức ảnh ưng ý hơn. Vậy chế độ Pro Mode có những gì? Làm thế nào để chụp một bức ảnh ưng ý khi sử dụng chế độ này? Hãy cùng tôi điểm qua một số ưu điểm và thủ thuật với chế độ này.

Tính năng Pro Mode là gì?

Pro Mode là một tính năng trong giao diện camera cho phép người dùng có thể can thiệp vào nhiều thông số hơn, chẳng hạn như độ phơi sáng, độ nhạy sáng ISO, cân bằng trắng (White Balance), lấy nét tay...

Pro Mode-535ae

Độ phơi sáng là gì? Nếu để ý trên thanh phơi sáng của chiếc điện thoại này, bạn sẽ thấy các mốc 1/24.000 giây, 1/500 giây, 1/10 giây..., đây chính là thời gian phơi sáng, tức thời gian càng lâu thì ánh sáng vào bên trong càng nhiều và ảnh càng sáng hơn (ví dụ tốc độ 1/250 giây sẽ sáng hơn tốc độ 1/500 giây). 

dophoisang-18fb0

Tuy nhiên, cũng lưu ý một điều rằng tốc độ phơi sáng càng nhanh thì ảnh sẽ "bắt đứng" chuyển động của chủ thể càng tốt và ngược lại tốc độ phơi sáng càng lâu thì sẽ khó bắt đứng chuyển động (một ví dụ đơn giản là càng để tốc độ phơi sáng nhanh thì càng dễ bắt đứng chuyển động của một chiếc xe đang chạy qua, hoặc để tốc độ phơi sáng chậm thì chiếc xe đang chạy sẽ bị mờ). Thường tốc độ phơi sáng chậm sẽ áp dụng trong những trường hợp ánh sáng yếu, chụp ảnh phơi hoặc panning. Nói chung, tùy mục đích và ý đồ mà bạn sẽ tự điều chỉnh thông số này.

Độ nhạy sáng ISO là gì? Giống như tên gọi, ISO là độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. Việc tăng giá trị ISO sẽ làm tăng mức nhạy sáng. Ví dụ như, thay vì phải sử dụng đèn Flash ở điều kiện ánh sáng yếu, ta có thể thay đổi độ nhạy sáng để cho bức ảnh được sáng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thiết lập độ nhạy sáng ISO càng ở mức cao thì ảnh sẽ càng bị nhiễu hạt (noise) và bệt màu, vì thế hãy cố gắng để mức ISO vừa phải và thay vào đó để độ phơi sáng được lâu hơn để cho ra bức ảnh đúng sáng nhưng vẫn không bị bệt.

ISO-388c1

Lấy nét tay: Đây là phần tôi thích nhất trong chế độ Pro Mode, vì đôi khi việc chụp macro một số vật thể nhỏ sẽ rất khó khăn với hệ thống tự động lấy nét, và tính năng lấy nét tay này chính là cứu cánh cho rất nhiều trường hợp như vậy. Thanh lấy nét tay trên giao diện cũng khá đơn giản từ Macro cho đến Infinity (vô cực), người chụp chỉ cần đưa máy đến chủ thể và dùng tay kéo thanh này đến khi nào chủ thể nét là có thể chụp được. 

MF-8c006

Áp dụng vào thực tế

Lý thuyết là thế, nhưng áp dụng thế nào cho mỗi trường hợp? 

Ví dụ đầu tiên: khi hậu cảnh quá sáng so với chủ thể nhưng vẫn muốn gương mặt chủ thể đủ sáng trong ảnh. Thường ở trường hợp này nếu sử dụng chế độ Auto, camera rất dễ tính toán sai, cho ra bức ảnh bị tối chủ thể và hậu cảnh đủ sáng. Để giải quyết trường hợp này, cần chuyển máy sang chế độ Pro Mode và điều chỉnh lại độ phơi sáng, hãy kéo về hướng có độ phơi sáng càng chậm càng tốt (nhưng đừng thiết lập chậm hơn 1/30 giây). Như trong tấm ảnh ví dụ dưới đây, nếu ở Auto, gương mặt chủ thể sẽ rất tối và vì thế tôi buộc phải thay đổi thông số phơi sáng, đưa về mức hợp lý nhất (tại điều kiện trong ảnh thì 1/1.000 giây hoặc 1/1.200 giây là tốt nhất).

Vidu1-aeac8

Ví dụ thứ hai: chụp cận cảnh. Có thể thấy chủ thể trong bức ảnh này là nhện và tơ nhện, tất nhiên tính năng Auto đôi khi lấy nét vẫn không hiệu quả và khiến chúng ta khó khăn có được những bức ảnh Macro ưng ý. Tuy nhiên, trường hợp này cũng khá đơn giản, như đã nói ở phần giải thích trên, bạn chỉ cần bật thanh lấy nét tay và kéo thanh này để khi chủ thể nét căng là được.

Vidu2 pt1-c0437
Lấy nét auto ở một số trường hợp sẽ không hoạt động như ý

Vidu2 pt2-c0437
Chuyển sang lấy nét tay sẽ giúp bạn kiểm soát vùng nét dễ dàng hơn

Ví dụ thứ ba: chụp cận cảnh và ngược sáng. Trường hợp này cũng tương tự như 2 ví dụ trên, chỉ cần điều chỉnh lại độ phơi sáng và lấy nét tay, kết quả bức ảnh sẽ được như dưới đây:

Vidu3 pt1-34ca8
Điều chỉnh độ phơi sáng

Vidu3 pt1-34ca8
Tấm ảnh hoàn chỉnh

Bên cạnh các yếu tố trên, người chụp cũng nên để tâm thêm đến phần cân bằng trắng, nếu ở điều kiện ánh sáng ngoài trời thì đa phần máy đều cân bằng khá tốt, nhưng ngay khi chụp dưới bóng đèn vàng hoặc huỳnh quang sẽ lộ rõ nhược điểm là tái tạo màu sai. Vì vậy tùy theo trường hợp mà bạn hãy điều chỉnh sao cho cân xứng nhất có thể.

Dưới đây là một số ảnh chụp từ Samsung Galaxy S6 Edge+ do tôi thực hiện, hy vọng với những chia sẻ trong bài này sẽ giúp bạn có được những tấm ảnh ưng ý nhất với chiếc điện thoại của mình: 

11-9b443

10-9b443

9-9b443

8-9b443

7-9b443

6-9b443

5-9b443

4-9b443

3-9b443

2-9b443

1-9b443

(Tổng hợp)