Điện thoại di động: Kẻ giết người bí ẩn

GenK, Theo 16:00 10/02/2011

Nếu bị lạm dụng quá mức, mobile sẽ gây hại trở lại cho chủ nhân. Nhẹ là những vụ rắc rối thường nhật, nhưng nặng, có thể dẫn đến tử vong và tù tội!

Nhắc đến điện thoại di động là nhắc đến một trong những phát minh hoàn hảo nhất của nhân loại từ trước đến nay. Nhờ có điện thoại di động, nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú. Cho đến hôm nay, vai trò của điện thoại di động trong đời sống đã vượt qua rào cản của một công cụ, mà trở thành một biểu tượng, đặc trưng mới của xã hội hội loài người trong thế kỷ 21.
            
Nhưng sự hoàn hảo nào cũng có giới hạn của mình. Nếu bị lạm dụng quá mức, điện thoại di động sẽ gây hại trở lại cho chủ nhân của chúng. Nhẹ, thì chỉ là những vụ rắc rối thường nhật, nhưng nặng, có thể dẫn đến cả tử vong và tù tội!
             
Điện thoại phát nổ gây chết người
        
Đây là trường hợp “gây án” phổ biến nhất của điện thoại di động. Đa số các nạn nhân đều rơi vào một trong hai trường hợp sau đây: Sử dụng điện thoại khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc tự phát nổ do can thiệp từ bên ngoài.
       
   
Những vụ việc như vậy đã xảy ra trên toàn thế giới, từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, đến cả Pháp, Mỹ cũng không ngoại lệ. Những thương tật do điện thoại phát nổ được ghi nhận trong các trường hợp trên đều ảnh hưởng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân: Nhẹ nhất vẫn là trường hợp mảnh vụn iPhone bắn vào mắt; hay nghiêm trọng nhất là hàng loạt các vụ vỡ tim do điện thoại phát nổ, thậm chí phải nhập viện vì loạn trí do sóng điện thoại!
          
Chữa hóc bằng điện thoại: Con đường ngắn nhất đến với tử thần!
             
Một bệnh nhân nữ ở Bắc Ninh khi bị hóc dị vật, do chủ quan nên đã không đến bệnh viện chữa trị. Tin vào các phương pháp chữa mẹo, bệnh nhân này đã gọi điện thoại cho một “thầy lang” ở Thanh Hóa chuyên chữa bệnh… qua điện thoại di động. Ban đầu phương pháp này đã đạt được hiệu quả nhất định, bệnh nhân đã thở dễ dàng hơn.
          
       
Nhưng đến đêm, dị vật lại chui sâu hơn vào…phế quản. Lần này, nạn nhân bị tím tái, hô hấp khó khăn, và lâm vào tình trạng nguy cấp. Rất may là nhờ cấp cứu kịp thời nên bệnh nhân sớm hồi phục. Dù vậy, đây vẫn là bài học đáng giá cho những người vẫn còn xem nhẹ vai trò của y học trong đời sống!
          
Nuốt điện thoại di động, trả giá đắt bằng sinh mạng
           
Tình trạng tù nhân ngụy trang điện thoại di động trong nhà tù là chuyện thường tình ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nhưng nếu nuốt… điện thoại di động vào bụng như một tù nhân ở Kenya thì đây là lần đầu tiên!
            
      
Điểm khó tin nhất là tù nhân này đã có thể chịu đau rất tốt khi nuốt và bài tiết chiếc điện thoại trên rất nhiều lần nhằm sử dụng trót lọt trong nhà tù. Thật không ngờ, để phạm tội, người ta lại có thể nghĩ ra cách sử dụng di động quái chiêu như vậy. Qua đây cũng thể hiện độ bền siêu hạng của chiếc điện thoại.
          
Sử dụng điện thoại di động, 8 phụ nữ bị người thân giết chết
          
8 người phụ nữ xấu số trên là nạn nhân của một quy định hà khắc tại Ấn Độ: Cấm trai – gái trong cùng họ tộc kết hôn. Những người phụ nữ trên đã lén sử dụng điện thoại để hẹn hò với người yêu trong cùng tộc. Sau khi bị phát hiện, cả 8 người đều bị chính người thân trong gia đình chặt đầu!
              
    
Để tránh tình trạng trên tiếp diễn, một số trưởng làng đã ra quyết định cấm phụ nữ độc thân dùng điện thoại di động! “Tại anh/tại ả” – rõ ràng, chiếc điện thoại chẳng có lỗi lầm gì trong chuyện này, có trách là trách người sử dụng chúng vào mục đích không minh bạch cùng vô số hủ tục mà thôi!
        
Nguy cơ tử vong cao khi sử dụng điện thoại trên phương tiện giao thông
         
Dù bạn sử dụng điện thoại di động trên ô tô hay xe máy, nguy cơ gây tai nạn của bạn vẫn là rất cao. Ở Mỹ, cứ khoảng 7 vụ tai nạn giao thông, lại có một vụ gây ra bởi điện thoại di động.
          
 
Tại Việt Nam, con số tai nạn vì điện thoại di động tuy ít hơn ở Mỹ, nhưng cũng không hề khả quan chút nào. Có lẽ, quy định xử phạt của chính phủ từ 40 – 60 ngàn đồng là mức phạt chưa đủ nặng để răn đe chăng?
            
Giết người vì mâu thuẫn từ điện thoại di động
           
Chỉ một giây phút nóng giận không đáng có vì chiếc điện thoại vô tri, những kẻ thủ ác đã nhẫn tâm cướp đi mạng sống của những người vô tội. Nghiêm trọng nhất nhất vẫn là 2 vụ án dưới đây:
            
Bị chê điện thoại đểu, lấy xe ô tô cán chết người: Mâu thuẫn bắt đầu khi mua bán điện thoại, 2 nhóm thanh niên ở Bắc Ninh đã truy đuổi nhau bằng ô tô y hệt trên phim! Sau một hồi giằng co, nhóm của một thanh niên tên Đức đã dùng ô tô cán chết một thành viên của nhóm đối phương, sau đó lại tiếp tục truy đuổi và tiếp tục giết chết thêm một người đi đường không liên quan khác.
         
 
Đâm chết người vì mất điện thoại: Nghi ngờ người hàng xóm tên Bá lấy mất điện thoại di động, Phạm Văn Phán (Thái Bình) đã dẫn người đến gây sự ở nhà anh Bá. Hai bên xô xát, sau đó, Phán lấy dao đâm chết anh "kẻ cắp".
             
Cả 2 vụ án trên, kiểu gây án thì không mới, nhưng nguyên nhân gây án từ chiếc điện thoại, nhất là vụ án đầu tiên quả thật khiến người ta khó mà thông cảm cho những kẻ thủ ác. Nông nổi, thiếu suy nghĩ, những vụ xung đột kiểu như này đã khiến cho không biết bao nhiêu gia đình phải tan nát.
              
Bị giết vì dùng SIM số đẹp
                
Chỉ trong 10 năm, con số 0888 888 888 đã gây ra cái chết của 3 “tai to mặt lớn” tại nước Bulgaria. Nạn nhân đầu tiên, ông Vladimir Grashnov - cựu giám đốc điều hành hãng điện thoại di động Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888 - đã qua đời vì căn bệnh ung thư hồi năm 2001 ở tuổi 48. Tin đồn cho rằng ông này bị đầu độc bằng phóng xạ.
              
         
Số điện thoại trên sau đó thuộc sở hữu của trùm mafia Bulgaria Konstantin Dimitrov, người bị ám sát hồi năm 2003 tại Hà Lan trong một chuyến đi nhằm kiểm tra đế chế buôn bán ma túy trị giá 720 triệu USD.
                
Dimitrov, người qua đời ở tuổi 31, đang mang số điện thoại bên mình khi bị bắn trong lúc đi ăn nhà hàng cùng một người mẫu. Các trùm mafia Nga được cho là đứng sau vụ ám sát vì ghen tị với khối tài sản khổng lồ của Dimitrov.
                      
Chủ nhân cuối cùng của con số định mệnh này là doanh nhân Konstantin Dishliev, một nhà buôn bất động sản, từng bí mật điều hành chiến dịch buôn lậu ma túy lớn trước khi bị ám sát năm 2005. Ông này chết sau khi số ma túy trị giá gần 200 triệu USD bị cảnh sát phát hiện khi đang trên đường từ Bulgaria tới Colombia.