Công nghệ và mặt trái của sự tích cực

Cú Mèo, Theo Mask Online 00:01 30/05/2013

Việc quá ỷ lại vào công nghệ đang khiến con người tốn thời gian hơn, bất an hơn, ích kỉ hơn và tất nhiên là lười hơn.

Công nghệ giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống dễ dàng hơn, đây là một luận điểm vô cùng dễ dàng để chứng minh. Nhưng chúng ta đã quá phụ thuộc vào chúng đến mức những mặt chưa hoàn thiện của công nghệ lộ diện rõ ràng.

1. Công nghệ thực sự giúp tiết kiệm thời gian?

Công nghệ và mặt trái của sự tích cực 1Công nghệ giúp tiết kiệm thời gian khi và chỉ khi bạn biết phân bổ thời lượng sử dụng một cách thông minh.

Bằng những cách nào việc sở hữu một chiếc PC, máy tính bảng hay điện thoại thông minh có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian? Chúng ta có thể kể ra không dưới một chục lí do. Thế nhưng, đó là khi bạn biết sử dụng công nghệ một cách hợp lý.

Giờ đây, các món đồ công nghệ cao đã lấn át phần lớn thời gian chúng ta dành cho người thân. Cùng lúc đó, với những chiếc smartphone hay tablet, công việc lấn vào khoảng thời gian đáng ra phải được dành cho nghỉ ngơi cá nhân cũng như rất nhiều hoạt động khác.

Giới khoa học mới đây còn công bố thêm một hội chứng mới ra đời theo sự phát triển của mạng xã hội và các phụ kiện công nghệ có tên FOMO (viết tắt của fear-of-missing-out, tạm dịch: sợ bỏ lỡ điều gì đó) để miêu tả trạng thái khi một ai đó dính chặt lấy Facebook hay Twitter vì sợ sẽ bỏ lỡ một cuộc nói chuyện trên mạng xã hội thay vì bước ra ngoài cuộc sống cùng giao tiếp thực với bạn bè và gia đình.

2. Chúng ta ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống quá nhiều thay vì thực sự tận hưởng chúng.

Công nghệ và mặt trái của sự tích cực 2Hình ảnh gây sửng sốt ở Tòa Thánh Vatican với hơn 100.000 thiết bị di động cùng ghi lại một khoảnh khắc đang được phát trực tiếp trên TV.

Nếu không phải Instagram thì cũng là Youtube, và nếu không phải Facebook thì cũng sẽ là Twitter, tất cả chúng ta đều đang sống trong kỉ nguyên mạng xã hội, nơi mọi người cùng ghi chép lại cuộc sống và chia sẻ với bạn bè. Con cháu chúng ta sau này sẽ có rất nhiều những hình ảnh và thông tin để nhớ về chúng ta. Thế nhưng, bạn có thể nhớ gì và hoài niệm gì từ một tấm ảnh đơn thuần? Hãy thực sự trải nghiệm cuộc sống một cách thực nhất bởi như một câu nói nổi tiếng “cuộc đời chính là trải nghiệm “độ nét cao” nhất chúng ta có thể cảm nhận.”.

3.  Bạn cần mật khẩu để giấu... những mật khẩu khác

Công nghệ và mặt trái của sự tích cực 3

Chúng ta có quá nhiều mật khẩu và thực sự cần một chương tình để quản lí chúng, thế nhưng để đảm bảo an toàn và tính cá nhân cho chương trình đó, chúng ta cần gì? Mật khẩu!

Chúng ta đang sử dụng quá nhiều dịch vụ, từ các mạng xã hội, diễn dàn lớn nhỏ đến tài khoản ngân hàng, tài khoản mua sắm hay thậm chí là tài khoản của những dịch vụ đăng kí dùng một lần rồi thôi. Tất cả đã làm cho trải nghiệm Internet trở nên phức tạp hơn.

Hãy thực sự xác định rõ những dịch vụ nào mình sẽ gắn bó để có cách thức quản lí hiệu quả và đỡ tốn nhiều công sức hơn thay vì đặt hàng tá mật khẩu khác nhau cho mỗi tài khoản sau đó sẽ mất một khoảng thời gian lớn "vắt não" nhớ lại những mật khẩu đã lưu. Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ sử dụng 1 mật khẩu duy nhất đối với tất cả các tài khoản sẽ tối ưu hơn, bạn hoàn toàn đúng. Tuy nhiên bạn đang tự đặt số tài khoản đó của mình vào nguy cơ bị đánh cắp sau đó sử dụng với mục đích xấu làm ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của bạn.

4. Công nghệ làm chúng ta bất an, đua tranh hoặc thậm chí... ích kỉ hơn.

Công nghệ và mặt trái của sự tích cực 4Lần cuối cùng bạn nhìn vào món đồ công nghệ yêu thích của mình và thốt lên “Chà! Quá tuyệt!” là bao giờ?

Dù một thiết bị có tân tiến đến đâu đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có thể làm trải nghiệm của chúng ta hoàn hảo 100%. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ cảm giác khi một trang web không thể load hay bạn không thể gọi một cuộc điện thoại quan trọng vì nghẽn mạng chứ, lúc đó bạn có nổi khùng lên và gọi chiếc smartphone của mình là thứ đồ bỏ đi không?

Bên cạnh đó, việc sở hữu một món đồ công nghệ đắt tiền và thời thượng giờ đây cũng trở thành biểu tượng của địa vị xã hội hay nói khác đi, một dấu hiệu của sự hơn kém. Chúng ta còn quá khắt khe với những món đồ công nghệ đến mức chỉ chăm chăm “ném đá” những gì nó chưa làm được, trong khi quên khuấy đi những tiện ích chúng đang mang lại cho chúng ta. Công nghệ phát triển theo nhiều hướng khác nhau cũng tự chia tách nhiều lớp người sử dụng khác nhau và họ luôn tranh cãi về sản phẩm mình dùng là hoàn hảo nhất.

5. Tạm biệt kiến thức phổ thông

Công nghệ và mặt trái của sự tích cực 5Các cỗ máy tìm kiếm đã mang con người đến với một thế giới tri thức vô tận, đồng thời, nhấn chìm họ xuống vực sâu lười biếng.

Internet có thể làm cho chúng ta thông thái hơn nhưng một hậu quả nhãn tiền nó mang lại đó là làm chúng ta lười đi trông thấy.

Tại sao lại phải nhớ cả mớ thông tin rắc rối trong khi Google đã làm điều đó thay bạn?

Sẽ không có gì phải phê phán điều này nếu như con người không mắc phải một xu hướng: "tạm quên đi cả những kiến thức cơ bản nhất và hãy chăm chỉ hỏi Google".